Đặc điểm pháp lý của công ty TNHH 2 thành viên

Đặc điểm pháp lý của công ty TNHH 2 thành viên

Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) là loại hình doanh nghiệp được các nhà đầu tư, khởi nghiệp thường lựa chọn khi thành lập doanh nghiệp. Bởi lẽ, đây là mô hình kết hợp tính chất trung gian giữa mô hình công ty đối nhân (Doanh nghiệp tư nhân) và công ty đối vốn (Công ty cổ phần) nên có thể kết hợp được những ưu điểm của hai mô hình này. Cùng Luật Bravolaw tìm hiểu chi tiết đặc điểm pháp lý của công ty TNHH 2 thành viên qua bài viết dưới đây nhé.

Một số đặc điểm pháp lý của công ty TNHH 2 thành viên

Loại hình công ty TNHH 2 thành viên là loại hình được nhiều thương nhân lựa chọn khi thành lập doanh nghiệp. Vậy loại hình này có những đặc điểm pháp lý như thế nào?

Về thành viên công ty

Công ty TNHH hai thành viên là công ty có 2 thành viên. Nếu là công ty TNHH 2 thành viên trở lên thì sẽ có từ 2 đến 50 thành viên, là cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc nước ngoài. Trừ các trường hợp được quy định tại khoản 3, Điều 18 Luật Doanh nghiệp cá nhân, tổ chức không được thành lập và quản lý doanh nghiệp; chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân (theo khoản 4, Điều 183 Luật Doanh nghiệp).

Trong trường hợp kết nạp thêm thành viên dẫn đến vượt quá số thành viên tối đa, công ty TNHH hai thành viên trở lên có thể chuyển đổi thành công ty cổ phần (Điều 146 Luật Doanh nghiệp).

Về vốn điều lệ

Vốn điều lệ của công ty TNHH hai thành viên là tổng giá trị vốn góp các thành viên cam kết góp vào công ty. Việc góp vốn phải được hoàn thành trong vòng 90 ngày kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Việc thực hiện góp vốn được quy định tại Điều 48 Luật Doanh nghiệp.

Về trách nhiệm tài sản của thành viên

Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp cho doanh nghiệp, trừ trường hợp thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn góp theo quy định tại khoản 4 Điều 48 Luật Doanh nghiệp.

 Về tư cách pháp lý

Có tư cách pháp nhân kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Vấn đề chuyển nhượng phần vốn góp

Mặc dù là công ty đối vốn, nhưng mô hình công ty TNHH hai thành viên vẫn mang tính chất đối nhân nhất định, nên việc chuyển nhượng phần vốn góp bị hạn chế (do việc chuyển nhượng này sẽ dẫn đến sự thay đổi thành viên, khi chuyển nhượng, thành viên của công ty sẽ được quyền ưu tiên mua. Việc chuyển nhượng phần vốn góp được quy định tại Điều 52, 53, 54 Luật Doanh nghiệp.

Xem thêm dịch vụ của chúng tôi: Dịch vụ thành lập công ty tnhh

Về huy động vốn

Công ty TNHH hai thành viên trở lên không được phát hành cổ phần. Việc huy động vốn có thể được thực hiện bằng các hình thức như: vay từ các tổ chức tín dụng, phát hành trái phiếu, huy động thêm vốn từ các thành viên hoặc kết nạp thêm thành viên mới (trong phạm vi số thành viên tối đa, nếu quá có thể chuyển sang mô hình công ty cổ phần).

Trên đây là nội dung chính chúng tôi muốn chia sẻ với bạn, để được hỗ trợ dịch vụ tư vấn pháp lý, Quý khách có thể liên hệ trực tiếp với Luật Bravolaw theo số 1900 6296 để nhận được tư vấn và giải đáp thắc mắc.