Đăng ký kinh doanh là điều kiện đầu tiên để một công ty, một doanh nghiệp mới ra đời. Có nghĩa, khi bạn có ý định mở công ty thì phải có giấy phép đăng ký kinh doanh được cơ quan có thẩm quyền cấp. Vậy Đăng ký kinh doanh cần giấy tờ gì để hoàn thiện hồ sơ?, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của Luật Bravolaw nhé.
Đăng ký kinh doanh là gì?
Đăng ký kinh doanh là việc chủ thể kinh doanh được cấp văn bản giấy tờ bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, công nhận sự ra đời của cơ sở kinh doanh về mặt pháp lý. Văn bản pháp luật đó chính là giấy phép đăng ký kinh doanh.
Hiện nay có 2 loại giấy phép cấp cho 2 đối tượng đó là Doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể. Trong đó, giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp mở công ty là do Sở KH và ĐT cấp còn của hộ kinh doanh thì do phòng kinh tế cấp.
Trên giấy phép kinh doanh có các thành phần như: Nơi cấp giấy, loại hình doanh nghiệp, mã số, thời gian cấp giấy, tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp và các thông tin khác, vốn điều lệ ban đầu, danh sách các thành viên doanh nghiệp, người đại diện pháp luật.
Đăng ký kinh doanh cần giấy tờ gì?
Do giấy tờ để đăng ký kinh doanh phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp nên các loại giấy tờ cần chuẩn bị sẽ khác nhau. Vậy đăng ký kinh doanh cần giấy tờ gì?
Đối với doanh nghiệp tư nhân
Các loại giấy tờ cần chuẩn bị để mở doanh nghiệp tư nhân gồm:
- Giấy đề nghị mở doanh nghiệp tư nhân
- Bản sao giấy tờ tùy thân như: Căn cước công dân (chứng minh hoặc hộ chiếu) còn giá trị sử dụng.
Đối với công ty hợp danh
Các giấy tờ phải chuẩn bị đó là:
- Giấy đề nghị mở công ty hợp danh theo mẫu quy định
- Vốn điều lệ công ty
- Danh sách các thành viên
- Bản sao căn cước công dân (chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu) còn giá trị sử dụng của các thành viên,
- Đối với nhà đầu tư nước ngoài thì chuẩn bị thêm bản sao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật.
Đối với công ty TNHH
Để đăng ký kinh doanh công ty TNHH cần chuẩn bị các giấy tờ:
- Giấy đề nghị mở công ty TNHH theo mẫu có sẵn,
- Điều lệ của công ty,
- Danh sách các thành viên,
- Bản sao các loại giấy tờ: Căn cước công dân còn giá trị sử dụng của các thành viên, giấy quyết định thành lập công ty, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và văn bản ủy quyền cho người đại diện (nếu có),
- Trường hợp là nhà đầu tư nước ngoài thì cần thêm giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định trong Luật đầu tư.
Đối với công ty cổ phần
Công ty cổ phần khi đăng ký kinh doanh cần giấy tờ gì? Các giấy tờ đó là:
- Giấy đề nghị mở công ty cổ phần theo mẫu,
- Vốn điều lệ công ty,
- Danh sách cổ đông sáng lập công ty và danh sách cổ đông đầu tư là người nước ngoài,
- Bản sao các giấy tờ: Căn cước công dân (CMND hoặc hộ chiếu) còn giá trị sử dụng của các thành viên cổ đông, giấy chứng nhận đăng ký hoặc quyết định mở doanh nghiệp và các văn bản ủy quyền cho người đại diện theo pháp luật.
- Đối với nhà đầu tư nước ngoài thì kèm thêm giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Quy trình đăng ký kinh doanh cho Doanh nghiệp
Việc đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp được thực hiện theo một quy trình tiêu chuẩn mà pháp luật đề ra. Có 2 cách thực hiện đăng ký kinh doanh đó là đăng ký trực tiếp và thông qua mạng điện tử. Các bước thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ theo từng loại hình doanh nghiệp trên,
- Bước 2: Nộp hồ sơ đến phòng đăng ký kinh doanh theo 1 trong 2 cách nộp trực tiếp hoặc cổng thông tin quốc gia. Đóng lệ phí nhà nước và phí công bố theo quy định. Kết quả được trả tại bộ phận 1 cửa của phòng kinh doanh.
- Bước 3: Nộp hồ sơ đối chiếu và nhận kết quả. Hồ sơ hợp lệ được phòng kinh doanh gửi thông báo sau 3 ngày làm việc. Chủ sở hữu tiến hành nộp hồ sơ đầy đủ lên bộ phận 1 cửa, đóng lệ phí và nhận giấy hẹn trả kết quả. Khi nhận kết quả thì người đại diện mang theo giấy hẹn và giấy tờ tùy thân để đối chiếu thông tin.
Luật Bravolaw Hi vọng với những chia sẻ về các giấy tờ cần chuẩn bị đăng ký thành lập công ty và quy trình thực hiện trên sẽ giúp bạn chủ động hơn khi làm hồ sơ. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện bạn cần tư vấn và giải đáp thắc mắc vui lòng cho cho chúng tôi theo số 1900 6296 để chuyên viên tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc của bạn.