Khi công ty không thể tiếp tục kinh doanh được nữa thì bắt buộc phải giải thể. Giải thể công ty cần thực hiện đúng những thủ tục mà pháp luật quy định. Vậy Giải thể công ty cần những thủ tục gì? Hãy cùng Luật Bravolaw tìm hiểu qua bài viết dưới đây
Căn cứ pháp lý
- Luật Doanh nghiệp năm 2020
Giải thể công ty cần những thủ tục gì?
Giải thể công ty, doanh nghiệp là việc chấm dứt sự tồn tại và hoạt động của một doanh nghiệp công ty theo ý chí của doanh nghiệp và sự can thiệp của cơ quan chức năng có thẩm quyền phê duyệt. Như vậy hành vi pháp lý này đã làm cho sự tồn tại của một pháp nhân chấm dứt hoàn toàn.
Muốn giải thể công ty cần những thủ tục gì?
Mỗi công ty khi tiến hành giải thể cần tuân theo thủ tục nhất định theo quy định của pháp luật. Giải thể công ty gồm nhiều thủ tục khác nhau; và tuỳ thuộc vào loại hình doanh nghiệp sẽ có thể có những thủ tục riêng. Nhưng có thể tóm lược bao gồm các thủ tục cơ bản như sau:
- Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên công ty cổ phần, công ty hợp danh thì phải tiến hành họp hội đồng thành viên để đưa ra quyết định có giải thể hay không. Còn đối với công ty TNHH 1 thành viên; doanh nghiệp tư nhân thì chỉ cần chủ sở hữu quyết định giải thể công ty là được.
- Thủ tục chuẩn bị hồ sơ nộp cơ quan có thẩm quyền
- Thủ tục thanh toán nợ đối với người lao động, cơ quan thuế, chủ nợ khác nếu công ty có nợ.
- Thủ tục thông báo giải thể với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc giải thể của công ty.
- Gửi đầy đủ hồ sơ giải thể đến cơ quan có thẩm quyền. Có thể gửi hồ sơ điện tử đến cơ quan có thẩm quyền qua cổng thông tin quốc gia về đăng ký kinh doanh.
- Nhận kết quả chấp nhận giải thể từ cơ quan có thẩm quyền trực tiếp/hoặc thông qua cổng thông tin điện tử.
- Nộp lại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho cơ quan có thẩm quyền đăng ký từ đầu cho cơ quan của mình.
Làm thủ tục giải thể công ty ở đâu?
Làm thủ tục giải thể công ty thực hiện tại những cơ quan sau đây:
- Cơ quan hải quan: xác nhận nghĩa vụ hải quan (áp dụng với tất cả các công ty);
- Cơ quan thuế: quyết toán, đóng cửa mã số thuế;
- Cơ quan bảo hiểm: chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động;
- Cơ quan đăng ký kinh doanh: trả Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Hồ sơ đề nghị giải thể công ty bao gồm:
Đại diện hợp pháp của doanh nghiệp; hoặc người nhận ủy quyền soạn giấy tờ và gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị giải thể lên phòng Đăng ký kinh doanh. Hồ sơ bao gồm:
- Văn bản Quyết định giải thể công ty
- Văn bản Thông báo giải thể doanh nghiệp
- Bản Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp
- Danh sách các chủ nợ và số nợ đã thanh toán (đã bao gồm nợ với người lao động
- Văn bản xác nhận của Ngân hàng về việc doanh nghiệp đã tất toán tài khoản.
- Văn bản xác nhận của Cơ quan thuế về việc doanh nghiệp đã đóng mã số thuế.
- Văn bản xác nhận của Cơ quan công an về việc doanh nghiệp đã trả và hủy con dấu pháp nhân.
- Giấy tờ chứng minh đơn vị đã đăng bố cáo giải thể theo quy định (3 số liên tiếp)
- Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Báo cáo về việc thực hiện thủ tục giải thể, trong đó có cam kết đã thanh toán hết các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, giải quyết các quyền lợi hợp pháp của người lao động….
Các bước giải thể công ty theo quy định
Các bước giải thể công ty như sau:
Bước 1: Thông qua nghị quyết, quyết định giải thể doanh nghiệp.
Đối với các công ty TNHH hai thành viên trở lên; công ty hợp danh, công ty cổ phần phải tiến hành hợp hội đồng thành viên; và tiến hành biểu quyết và đưa ra quyết định giải thể.
Đối với công ty TNHH một thành viên thì chủ sở hữu công ty sẽ tiến hành đưa ra quyết định; và chuẩn bị hồ sơ gửi đến cơ quan có thẩm quyền.
Bước 2: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ
Sau khi có quyết định, biên bản họp hội đồng thành viên để giải thể; thì công ty tiến hành chuẩn bị hồ sơ đầy đủ để giải thể.
Bước 3: Thông báo tình trạng doanh nghiệp.
Bước 4: Gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến các cơ quan có thẩm quyền.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ. Bạn cần tiến hành thủ tục tiếp theo là gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền
Hiện nay, bạn có thể đăng ký giải thể doanh nghiệp thông qua công điện tử thông tin quốc gia; về đăng ký doanh nghiệp.
Bước 5: Thanh toán các khoản nợ. Thứ tự ưu tiên thanh toán các khoản nợ được quy định như sau:
- Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động; theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;
- Nợ thuế;
- Các khoản nợ khác.
Bước 6: Gửi Hồ sơ giải thể đến cơ quan đăng ký kinh doanh. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp.
Trên đây là tư vấn của Luật Bravolaw về vấn đề “Giải thể công ty cần những thủ tục gì?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong quá trình thành lập. Quý khách hàng cần tư vấn thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp hãy liên hệ Luật Bravolaw theo Zalo và Hotline: 1900 6296 để được chúng tối tư vấn nhé!.