Những công việc cần thực hiện ngay sau khi thành lập công ty

Sau khi thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thực hiện ngay những quy định của pháp luật như: làm con dấu, kê khai thuế ban đầu,… vậy những quy định này thực hiện như thế nào? Trình tự ra sao? Dưới đây là những chi tiết bạn cần biết nhằm tránh bị xử phạt khi không thực hiện đúng và đầy đủ các quy định của pháp luật.

Những công việc cần thực hiện ngay sau khi thành lập công ty
Những công việc cần thực hiện ngay sau khi thành lập công ty

Bài viết mới:

Những công việc cần thực hiện ngay sau khi thành lập công ty:

Công bố nội dung đăng ký kinh doanh:

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thành lập hoặc đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải công bố nội dung đăng ký kinh doanh trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia theo quy định. Nếu không công bố nội dung đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.

Khắc dấu và thông báo mẫu dấu:

Doanh nghiệp liên hệ khắc dấu và đăng ký mẫu dấu tại Cơ quan đăng ký kinh doanh Tỉnh/Thành phố trực thuộc trung ương. Doanh nghiệp chỉ được sử dụng con dấu sau khi thực hiện việc công bố mẫu dấu trên cổng thông tin đăng ký quốc gia.
Lưu ý: Theo Luật mới nhất quy định: Doanh nghiệp được tự quyết định hình thức và số lượng con dấu. Tức là doanh nghiệp có thể khắc nhiều con dấu và tự quyết định hình thức mặt dấu.

Liên hệ cơ quan thuế để nộp tờ khai, kê khai thuế ban đầu, nộp thuế:

– Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (GCNĐKKD) hoặc giấy chứng nhận đầu tư. Doanh nghiệp phải liên hệ cơ quan thuế để đăng ký nộp tờ khai thuế môn bài và thực hiện thủ tục khai thuế ban đầu. Tránh bị phạt do không thực hiện đủ thủ tục.
– Sau đó cần thực hiện thủ tục đóng các loại thuế theo quy định. Doanh nghiệp cần biết về các loại thuế phải đóng.

Thực hiện thủ tục xin giấy phép con (Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh):

Đối với những ngành nghề kinh doanh mà pháp luật quy định phải có giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh,… gọi chung là giấy phép con, doanh nghiệp phải xin phép và chỉ được hoạt động sau khi được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.

Thực hiện góp vốn theo cam kết:

Tùy từng loại hình doanh nghiệp mà doanh nghiệp thực hiện việc góp vốn như sau:
+ Đối với công ty TNHH: Chủ sở hữu hoặc các thành viên phải góp vốn đầy đủ và đúng  hạn số vốn đã cam kết trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
+ Đối với công ty cổ phần: Các cổ đông sáng lập có nghĩa vụ thanh toán đủ số cổ phần cam kết mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày doanh nghiệp được cấp GCNĐKKD.
– Việc góp vốn thực hiện ra sao? Có thể góp vốn bằng những tài sản nào? Góp vốn bằng ô tô, Bất động sản được không? Mời các bạn tham khảo tại bài: Quy định về việc góp vốn trong doanh nghiệp.

Lập sổ đăng ký thành viên/Sổ đăng ký cổ đông:

Ngay sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các công ty có trách nhiệm lập sổ đăng ký thành viên (đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên), sổ đăng ký cổ đông (đối với công ty cổ phần) theo quy định tại Luật doanh nghiệp.

Chế độ báo cáo tài chính:

– Doanh nghiệp phải thực hiện chế độ báo cáo Tháng/Quý/Năm định kỳ theo quy định của pháp luật Thuế.
– Trong thời hạn chín mươi ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp phải được gửi đến cơ quan thuế theo quy định

Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh:

Khi có thay đổi, bổ sung nội dung đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp có trách nhiệm làm thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có phát sinh thay đổi theo quy định của pháp luật. Trường hợp không thực hiện thủ tục doanh nghiệp sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.

Nếu cần tư vấn về thủ tục và dịch vụ để hoàn thành công việc nhanh nhất vui lòng liên hệ công ty Bravolaw qua Hotline 1900.6296 để được hướng dẫn.