Những lưu ý sau khi đăng ký thay đổi người đại diện doanh nghiệp

Những lưu ý sau khi đăng ký thay đổi người đại diện doanh nghiệp
Những lưu ý sau khi đăng ký thay đổi người đại diện doanh nghiệp

Thủ tục đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Người đại diện của doanh nghiệp là người được ghi nhận trong nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Pháp luật hiện nay không giới hạn người đại diện của doanh nghiệp.

Khi doanh nghiệp muốn thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp cần làm các thủ tục sau:

Theo quy định tại Điều 42, Điều 43 Nghị định 78/2015/NĐ-CP:

Những lưu ý sau khi đăng ký thay đổi người đại diện doanh nghiệp
Những lưu ý sau khi đăng ký thay đổi người đại diện doanh nghiệp

Bước 1:Nộp thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và các giấy tờ kèm (hồ sowthay đổi) theo tới cơ quan đăng ký kinh doanh.

Hồ sơ thay đổi người đại diện của doanh nghiệp bao gồm:

  • Thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
  • Biên bản về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật;
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người đại diện theo pháp luật mới;
  • Bản sao giấy tờ hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Thông báo thay đổi thông tin đăng ký thuế;
  • Giấy giới thiệu hoặc ủy quyền cho cá nhân/ tổ chức thực hiện thủ tục tại cơ quan có thẩm quyền.

Bước 2:Sau khi nhận hồ sơ đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật, Phòng đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

Thời hạn làm việc: 05 ngày.

Cơ quan thực hiện: Phòng Đăng ký kinh doanh.

Lưu ý khi thực hiện thủ tụcđăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Trường hợp người đại diện theo pháp luật cũ đang bị treo mã số thuế thì doanh nghiệp không được thay đổi người đại diện theo pháp luật.

Người đang quản lý doanh nghiệp hiện đang bị treo mã số thuế thì cũng không thể đăng ký làm người đại diện pháp luật mới của doanh nghiệp.

Cá nhân từng là người đại diện pháp luật của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản trong thời hạn từ một đến ba năm, kể từ ngày doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản thì cũng không được làm người đại diện pháp luật mới cho công ty.

Trong trường hợp người đại diện là người đi thuê thì trong hồ sơ cần bổ sung Hợp đồng lao động với người đại diện mới.

Trường hợp việc thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp làm thay đổi nội dung điều lệ thì trong biên bản họp phải ghi rõ nội dung được thay đổi trong điều lệ doanh nghiệp.

Những lưu ý sau khi thay đổi người đại diện pháp luật của doanh nghiệp

Khi thay đổi người đại diện theo pháp luật cần lưu ý việc thay đổi đăng ký thông tin chủ tài khoản ngân hàng.

Thông báo việc thay đổi cho đối tác và cơ quan bảo hiểm.

Đối với doanh nghiệp có giấy phép con liên quan đến thông tin người đại diện thì phỉ làm thủ tục thay đổi cho phù hợp với thồn tin người đại diện mới.

Khi thay đổi người đại diện có gắn liền với việc chuyển nhượng vốn cho người đại diện mới cần lưu ý thủ tục kê khai thế thu nhập cá nhân của người chuyển nhượng.

Trên đây là những chi tiết về Những lưu ý sau khi đăng ký thay đổi người đại diện doanh nghiệp mà Bravolaw đúc kết được. Nếu còn thắc mắc xin vui lòng liên hệ với Bravolaw qua tổng đài: 1900.6296 để được tư vấn cũng như giải đáp thắc mắc.