Ngành công nghiệp sản xuất giày dép của Việt Nam là một trong những ngành kinh tế xuất khẩu mũi nhọn, đem lại kim ngạch xuất khẩu lớn (sau dệt may, dầu thô), chiếm hơn 10% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Trong bài viết dưới đây, Luật Bravolaw sẽ hướng dẫn Quý Khách hàng quy trình thành lập công ty sản xuất giày dép theo quy định mới nhất hiện nay.
Giày dép là gì?
Giày dép là trang phục mà con người dùng để mang ở chân để bảo vệ và làm êm chân trong khi thực hiện các hoạt động khác nhau. Giày dép cũng được sử dụng như một món đồ trang trí, góp phần tạo nên tính thời trang cho người mặc.
Tùy thuộc vào nền văn hóa, mục đích sử dụng và theo thời gian thì các mẫu giày dép trở nên rất đa dạng và phong phú về mẫu mã, chất liệu, kiểu dáng. Giày truyền thống được làm từ da, gỗ, vải,… nhưng hiện này còn được làm từ cao su, nhựa và các vật liệu hoá dầu khác.
Một số lưu ý khi mở công ty sản xuất giày dép?
Khi thành lập công ty sản xuất dày dép thì công ty sẽ phải mở xưởng sản xuất. Việc lựa chọn vị trí của xưởng sản xuất rất quan trọng. Để đảm bảo hoạt động sản xuất không bị gián đoạn hoặc gặp bất kỳ khó khăn gì thì công ty sản xuất giày dép phải lựa chọn khu vực rộng rãi, phù hợp với công suất dự kiến và mở rộng khi có thể, cách xa khu dân cư và phải đặt ở nơi có nguồn lao động dồi dào.
Cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất giày dép là những vấn đề về môi trường do ngành này mang lại. Nguồn ô nhiễm chủ yếu trong sản xuất giày là các hơi dung môi hữu cơ như: toluene, xylene, axeton, butylaxetat, xăng công nghiệp, các khí lò hơi, các hợp chất hữu cơ chứa clo. Ngoài ra còn có bụi hữu cơ, vô cơ, tiếng ồn, nhiệt dư, chất thải rắn. Tuy nhiên không phải tất cả các cơ sở sản xuất giày dép đều phải thực hiện báo cáo Đánh giá tác động môi trường. Căn cứ vào Nghị định 40/2019/NĐ-CP thì các dự án sản xuất và gia công giày dép có công suất từ 1.000.000 đôi/năm trở lên phải lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường; có công suất từ 100.000 đôi/năm đến dưới 1.000.000 đôi/năm phải lập Kế hoạch bảo vệ môi trường và nếu công suất dưới 100.000 sản phẩm/năm thì không cần thực hiện các thủ tục trên (trừ những đối tượng phát sinh lượng nước thải, khí thải, chất thải rắn theo quy định tại điều 18 của Nghị định 40/2019/NĐ-CP). Như vậy căn cứ vào công suất của cơ sản sản xuất giày mà Quý khách hàng sẽ biết công ty mình có cần thực hiện các thủ tục liên quan đến môi trường hay không.
Chuẩn bị trước khi thành lập công ty sản xuất giày dép
Chuẩn bị tên công ty sản xuất giày dép:
Theo quy định tại Điều 37 Luật doanh nghiệp 2020, tên công ty sản xuất giày dép dựng gồm 2 thành tố là loại hình doanh nghiệp và tên riêng doanh nghiệp:
- Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.
- Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
- Ngoài ra, tên doanh nghiệp phải đảm bảo các điều kiện không vi phạm quy định tại Điều 38, 39 của Luật Doanh nghiệp 2020.
Chuẩn bị trụ sở công ty sản xuất giày dép:
- Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có) và phải là nơi thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp.
Lưu ý: Công ty sản xuất giày dép không được đăng ký trụ sở tại chung cư và nhà tập thể vì theo quy định luật Nhà ở, chung cư và nhà tập thể chỉ nhằm mục đích ở, không nhằm mục đích kinh doanh.
Chuẩn bị nghành nghề kinh doanh của công ty sản xuất giày dép
Các ngành nghề liên quan đến sản xuất giày dép được quy định như sau:
- 1520: Sản xuất giày, dép;
- 1399: Sản xuất các loại hàng dệt khác chưa được phân vào đâu. Chi tiết: Sản xuất dây giày;
- 1512: Sản xuất vali, túi xách và các loại tương tự, sản xuất yên đệm. Chi tiết: Sản xuất dây giày bằng da.
Ngoài ra doanh nghiệp sản xuất giày dép có thể lựa chọn một số ngành nghề kinh doanh khác để đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh.
Chuẩn bị vốn điều lệ:
Vốn điều lệ do chủ sở hữu doanh nghiệp góp vốn và đối với ngành nghề sản xuất giày dép thì không có yêu cầu về vốn pháp định.
Theo quy định tại luật doanh nghiệp 2020, các thành viên phải góp vốn trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nếu sau thời hạn 90 ngày này mà doanh nghiệp chưa góp đủ số vốn điều lệ đăng ký thủ tục thay đổi thông tin cổ đông sáng lập hoặc giảm vốn điều lệ đã góp trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được trong vòng 30 ngày. Vốn điều lệ công ty sản xuất giày dép ảnh hưởng đến mức Lệ phí môn bài.
Thành phần hồ sơ cần chuẩn bị khi thực hiện thủ tục thành lập công ty sản xuất giày dép
Với mỗi loại hình doanh nghiệp thì hồ sơ thành lập công ty sản xuất giày dép lại khác nhau. Cụ thể:
Đối với công ty TNHH một thành viên:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Bản sao các giấy tờ sau đây: Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước); Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
Đối với công ty TNHH 2 Thành viên và Công ty cổ phần:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
- Bản sao các giấy tờ sau đây: Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
Đối với doanh nghiệp tư nhân:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.
Đối với công ty Hợp danh:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên.
- Bản sao các giấy tờ sau đây: Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
Trình tự thực hiện:
- Doanh nghiệp sẽ chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm những tài liệu nêu trên.
- Sau khi hồ sơ thành lập công ty đã hoàn tất, doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ thông qua trang mạng điện tử của Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia.
- Sau khi nhận được hồ sơ, chuyên viên của Phòng đăng ký kinh doanh sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ trong 03ngày làm việc. Nếu hồ sơ hợp lệ thì Phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Nếu hồ sơ không hợp lệ thì Phòng đăng ký kinh doanh sẽ ra thông báo từ chối hoặc sửa đổi bổ sung hồ sơ.
- Kết quả: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Những thủ tục cần thực hiện sau khi có giấy phép
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp về sản xuất giày dép, công ty phải thực hiện các thủ tục sau đây:
- Khắc dấu-in bảng hiệu;
- Thông báo phát hành hóa đơn điện tử và tài khoản ngân hàng;
- Khai thuế ban đầu.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi nhằm giải đáp thắc mắc thủ tục mở công ty sản xuất giày dép. Luật Bravolaw là đơn vị chuyên thực hiện, hỗ trợ quý khách hàng thủ tục thành lập công ty sản xuất giày dép với chi phí hợp lý trong thời gian nhanh nhất. Nếu Quý Khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số Hotline: 1900 6296