Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là gì? Tiêu chuẩn bảo hộ ra sao? Đối tượng nào được đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp?

Kiểu dáng công nghiệp

Kiểu dáng công nghiệp là các yếu tố trang trí hay thẩm mỹ bên ngoài sản phẩm. Nó được thể hiện qua các đường nét, hình khối, màu sắc, hoặc sự kết hợp giữa chúng.

Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là kiểu dáng sản phẩm công nghiệp sẽ được nhà nước bảo hộ. Khi đó, bạn có thể sử dụng kiểu dáng công nghiệp đó mà không cần phải lo lắng về vấn đề hàng nhái, hàng tương tự nữa.

Những đối tượng được đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

– Kiểu dáng liên quan tới một loạt sản phẩm công nghiệp, thời trang và thủ công mỹ nghệ, các dụng cụ kỹ thuật và thiết bị y tế, đồng hồ, trang sức, sản phẩm gia dụng, sản phẩm nội thất, thiết bị xe hơi, công trình kiến trúc, kiểu dáng sản phẩm dệt may, các dụng cụ thể thao,…
– Biểu tượng máy tính, các giao diện điện tử, màn hình điện thoại di động và các sản phẩm tương tự.

Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

– Kiểu dáng mới;
– Kiểu dáng mang tính nguyên gốc(được tạo bởi sự thiết kế và không phải là bản sao hay bắt chước những kiểu dáng đã có);
– Kiểu dáng có đặc điểm riêng biệt.

Ai có quyền đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam

Quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp thuộc về tác giả, hoặc các tác giả(trường hợp có đồng tác giả), hoặc người thừa kế của tác giả, hoặc bất kỳ cá nhân/tổ chức được chuyển giao quyền.
Nếu kiểu dáng công nghiệp được tạo ra khi tác giả đang làm công việc được giao hay theo hợp đồng thì quyền đăng ký bảo hộ thuộc về tổ chức đã thuê tác giả nếu như không có thỏa thuận gì khác.
Nếu nhiều tổ chức, cá nhân cùng tạo ra hay đầu tư tạo ra sản phẩm, các cá nhân đều có quyền đăng ký nhưng phải được sự cho phép của tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý.

Những đặc quyền của chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp

– Được quyền ngăn cấm việc sao chép hoặc bắt chước trái phép của bên thứ ba;
– Được quyền ngăn cấm người khác sản xuất, bán, nhập khẩu, xuất khẩu, sử dụng, bán, lưu kho sản phẩm chứa kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ.

Thời hạn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Thời hạn tối đa của kiểu dáng công nghiệp là 15 năm với điều kiện phải nộp lệ phí và yêu cầu gia hạn trong vòng 6 tháng trước ngày nộp hồ sơ 5 năm hoặc 10 năm tính từ ngày nộp đơn.
Nếu nộp muộn sau 6 tháng tính từ ngày văn bằng hết hiệu lực, người yêu cầu gia hạn phải nộp lệ phí gia hạn cộng với 10% lệ phí cho mỗi tháng nộp muộn.

Phạm vi bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Phạm vi bảo hộ của kiểu dáng gồm tất cả các kiểu dáng có tập hợp các đặc điểm tạo dáng trùng hoặc không khác biệt về kiểu dáng đã được bảo hộ.

Thời hạn hủy bỏ bằng bảo hộ độc quyền kiểu dáng công nghiệp

Thời gian là 5 năm tính từ ngày văn bằng có hiệu lực. Nếu kiểu dáng đó không lành mạnh có thể khiếu nại trong suốt thời gian văn bằng bảo hộ có hiệu lực.

Đình chỉ văn bằng bảo hộ độc quyền kiểu dáng công nghiệp

Bằng độc quyền bị đình chỉ khi chủ văn bằng tuyên bố từ bỏ các quyền được hưởng theo văn bằng, hoặc không nộp lệ phí gia hạn.
Khi văn bằng bảo hộ bị đình chỉ, quyền bảo hộ kiểu dáng công nghiệp sẽ bị đình chỉ theo tính từ ngày đình chỉ văn bằng.

Mọi thông tin thắc mắc về  vấn đề  bảo hộ kiểu dáng công nghiệp, thủ tục hay những vấn đề khác về kiểu dáng công nghiệp có thể liên hệ ngay qua Hotline: 091 503 1169 để được tư vấn miễn phí!