Sở hữu trí tuệ

Những lưu ý trước và sau khi thành lập doanh nghiệp

Lưu ý về việc lựa chọn các loại hình doanh nghiệp

Những lưu ý trước và sau khi thành lập doanh nghiệp

1. Loại hình công ty TNHH

Công ty TNHH 1 thành viên

Một số đặt điểm cơ bản:

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Một số đặc điểm cơ bản:

2. Công ty Cổ phần

Đặc điểm:

3. Công ty hợp danh.

Đặc điểm:

4. Doanh nghiệp tư nhân

Đặc điểm

II/ Những vấn đề cần lưu ý khi thành lập doanh nghiệp.

Mọi tổ chức, cá nhân đều có thể thành lập doanh nghiệp trừ các đối tượng được quy định tại Điều 18 Luật Doanh nghiệp năm 2014. Ví dụ: Cán bộ công chức, viên chức theo Luật cán bộ, công chức, viên chức,….

– Về tên doanh nghiệp: Luật Doanh nghiệp 2014 quy định việc tên tiếng Việt của doanh nghiệp gồm 2 yếu tố là loại hình doanh nghiệp (tên chung) và tên riêng. Trong đó tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt.

Lưu ý: Cấm đặt tên doanh nghiệp xúc phạm truyền thống lịch sử; Cấm đặt tên doanh nghiệp theo vùng miền hoặc trùng lặp.

Trụ sở chính của doanh nghiệp: là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm có số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, số điện thoại, số fax và thư điện tử.

– Về phần vốn của doanh nghiệp:

Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty TNHH, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần

Vốn có quyền biểu quyết là phần vốn góp hoặc cổ phần , theo đó người sở hữu có quyền biểu quyết về những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông

Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có để thành lập công ty.

Lưu ý: Phần vốn trên 10 tỷ thuế môn bài nộp 3tr, dưới 10 tỷ 2tr; Đối với doanh nghiệp có nhiều vốn, sẽ tạo cho khách hàng có cái nhìn thiện cảm, an tâm khi sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp

– Về ngành nghề kinh doanh:

Ngành nghề bị cấm kinh doanh: Theo Điều 6 Luật Đầu tư 2014 nêu rõ 6 ngành, nghè cấm đầu tư kinh doanh, bao gồm: Kinh doanh các chất ma túy; kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật cấm;kinh doanh mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã,…..

Ngành nghề kinh doanh có điều kiện: là ngành nghề mà việc thực hiện đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đạo đức xã hội, cộng đồng. Điều kiện kinh doanh có các hình thức sau đây: Giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, xác nhận về vốn pháp định, văn bản chấp nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các loại văn bản khác.

III/ Thành lập doanh nghiệp

Sau khi khách hàng đã chọn được loại hình doanh nghiệp phù hợp theo yêu cầu, tiêu chí hoạt động loại hình doanh ngiệp mà quý khách hàng đưa ra, quý khách hàng tiến hành làm thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo các bước sau:

1. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh (Theo mẫu được quy định tại Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT về sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT ngày 01 tháng 12 năm 2015 của bộ kế hoạch và đầu tư hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp).

Hồ sơ bao gồm:

2. Về dự thảo điều lệ

Điều lệ công ty là văn bản quan trọng nhất và có hiệu lực cao nhất đối với mọi công ty, giống như 1 bản hiến pháp đối với 1 quốc gia. Điều lệ không được trái với các quy định bắt buộc của Luật doanh nghiệp và pháp luật khác có liên quan. Điều lệ là khung pháp lý ghi nhận các nội dung cơ bản nhất, cần thiết nhất về cơ cấu tổ chức, quản trị kiểm soát, vận hành, điều hành cho đến việc cải tổ và chấm dứt hoạt động công ty.

Tất cả các doanh nghiệp là công ty đều phải có điều lệ. Riêng doanh nghiệp tư nhân không phải là công ty nên sẽ không có điều lệ doanh nghiệp.

3. Nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp: Thời gian 3-5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ

4. Đăng ký khắc dấu doanh nghiệp: Sau khi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin sau đây:Tên doanh nghiệp; mã số doanh nghiệp.

III/ Thuế sau khi thành lập và hoạt động:

– Thuế giá trị gia tăng (GTGT): Doanh nghiệp mới thành lập phải thực hiện phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế hoặc theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế GTGT theo tháng chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo phát sinh nghĩa vụ nộp thuế.

– Thuế thu nhập doanh nghiệp: Doanh nghiệp mới thành lập căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, người nộp thuế thực hiện tạm nộp số thuế TnDN của quý chậm nhất vào ngày thứ 30 của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ nộp thuế.

– Thuế TNCN: Tổ chức, cá nhân trả thu nhập phát sinh số thuế khấu trừ trong tháng của ít nhất một loại tờ khai thuế thu nhập cá nhân từ 50 triệu đồng trở lên khai thuế theo tháng.Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế TNCN quý chậm nhất lag ngày 30 của quý tiếp theo qusy phát sinh nghĩa vụ thuế. Thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế TNCN chậm nhất là ngày thứ 90, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.

Ngoài các loại thuế nêu trên, tùy theo ngành, nghề và các loại hình kinh doanh mà doanh nghiệp phải nộp thêm các loại thuế khác như: Thuế xuất nhập khẩu; Thuế tiêu thụ đặc biệt; Thuế tài nguyên; Thuế bảo vệ môi trường; …được quy định cụ thể trong các Luật thuế nhất định.

Trên đây là tư vấn của Bravolaw về quy trình thành lập doanh nghiệp theo quy định mới. Nếu khách hàng có bất kỳ thắc mắc hay cần thêm thông tin chi tiết, xin hãy liên hệ với bộ phận tư vấn doanh nghiệp 1900 6296 của Bravolaw.