Sở hữu trí tuệ

Thành lập công ty cần bao nhiêu vốn?

Trong thời gian vừa qua, Luật Bravolaw nhận được rất nhiều câu hỏi, thắc mắc của các bạn sinh viên, chủ doanh nghiệp – những người đang tìm hiểu về các quy định của pháp luật doanh nghiệp xung quanh các vấn đề về vốn như: Vốn là gì? Có những loại vốn nào? Thành lập công ty cần bao nhiêu vốn?….

Có thể nói, vốn là một vấn đề vô cùng quan trọng trong pháp luật và thực tiễn kinh doanh, vận hành doanh nghiệp cần được doanh nghiệp quan tâm và cân nhắc cẩn thận. Để giải đáp thắc mắc của bạn đọc, quý khách hàng về vốn doanh nghiệp, Luật Bravolaw xin đưa ra tư vấn, trả lời một số câu hỏi, thắc mắc được quan tâm nhiều nhất từ các bạn.

Trước tiên, chúng ta cần hiểu vốn là gì? Có những loại vốn gì?

Vốn được hiểu là phần chi phí doanh nghiệp bỏ ra dưới dạng tài sản vật chất và tài chính được cá nhân, doanh nghiệp bỏ ra để tiến hành sản xuất, kinh doanh nhằm tối đa hóa lợi ích cho doanh nghiệp.

Dưới góc độ pháp luật, vốn của doanh nghiệp bao gồm:

Vốn pháp định:

là số vốn tối thiểu mà doanh nghiệp phải có do pháp luật quy định với từng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh đặc thù.
Hiện nay, theo pháp luật Việt Nam, cụ thể là theo Nghị định 76/2015/NĐ-CP, Nghị định 92/2016/NĐ-CP,… thì có khoảng hơn 20 ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định như:
– Kinh doanh bất động sản: 20 tỷ đồng;
– Kinh doanh hoạt động mua bán nợ: 100 tỷ đồng;
– Kinh doanh dịch vụ kiểm toán: 06 tỷ đồng;…

Vốn điều lệ:

là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty để công ty.
Trong trường hợp doanh nghiệp đăng ký kinh doanh theo ngành nghề có điều kiện thì mức vốn điều lệ khi thành lập công ty tối thiểu phải bằng mức vốn pháp luật quy định.
Theo Luật Doanh nghiệp 2020:

“1. Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

2. Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn.”

Do đó, các thành viên, cổ đông có thể góp vốn bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác được ghi trong Điều lệ công ty.

Vốn ký quỹ: 

Là loại vốn để đảm bảo cho sự hoạt động của doanh nghiệp, thể hiện qua số tiền doanh nghiệp ký quỹ thực tế trong ngân hàng.

Vốn đầu tư, góp vốn của tổ chức, nhà đầu tư nước ngoài:

Chỉ những công ty liên quan đến yếu tố nước ngoài mới cần quan tâm đến loại vốn này. Do tính chất đặc biệt về yếu tố nước ngoài của loại vốn này mà pháp luật Việt Nam có những quy định khá chi tiết
Công ty tư vấn Luật Bravolaw xin giải đáp một số thắc mắc của bạn đọc về vốn như sau:

1. Thành lập công ty TNHH cần bao nhiêu vốn?

Tại Luật Doanh nghiệp 2020, cụ thể là tại chương III quy định về Công ty TNHH không có quy định cụ thể về vốn điều lệ của công ty mà chỉ quy định chung chung là:
“Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp các thành viên cam kết góp vào công ty.” hay tại khoản 1 điều 74 Luật trên quy định về vốn điều lệ của công ty TNHH một thành viên: “Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty.”

Như vây, có thể thấy, với doanh nghiệp là công ty TNHH không có quy định bắt buộc về mức vốn điều lệ mà các thành viên, người góp vốn cần đóng góp. Điều này xuất phát từ đặc điểm của công ty TNHH về số lượng thành viên không nhiều (chỉ tối đa 50 thành viên với công ty TNHH 2 thành viên) nên việc góp vốn có phần hạn chế, không thể đặt ra số vốn tối thiểu vì sẽ cản trở việc thành lập công ty TNHH.

2. Thành lập công ty không cần vốn

Nghĩ đến kinh doanh, một từ khóa luôn thường trực trong tiềm thức của mọi người là vốn: Phải có vốn thì mới kinh doanh được? Số vốn này liệu có đủ duy trì hoạt động kinh doanh?… Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay, bạn hoàn toàn có thể nghĩ đến việc kinh doanh mà không cần hoặc cần rất ít vốn bỏ ra. Nếu chưa có ý tưởng nào, bạn có thể tham khảo một số ngành nghề sau đây:

– Kinh doanh online, trực tuyến:

Loại hình kinh doanh này không đòi hỏi bạn cần chi phí thuê mặt bằng, nhân viên, chi phí liên quan đến vận hành khác về nhân công,… Tất cả những gì bạn cần là một máy tính có kết nối Internet và một ý tưởng kinh doanh.

Hiện nay, có rất nhiều bạn trẻ khởi nghiệp bằng cách thiết kế website, làm blog, video youtube, làm trung gian, đại lý hưởng hoa hồng,… để tích lũy số vốn nhất định sau đó tiến hành thành lập văn phòng đại diện, công ty với đội ngũ nhân viên và số vốn kinh doanh lớn hơn.

– Kinh doanh các dịch vụ:

Trong xã hội hiện đại, có rất nhiều ngành nghề dịch vụ rất đa dạng như dịch vụ dọn dẹp, vệ sinh, dịch vụ trung gian giới thiệu việc làm, trung tâm gia sư,… thực sự không đòi hỏi số vốn lớn mà vẫn thu lại lợi nhuận khá cao.

Những dịch vụ này hiện nay đang được tìm kiếm và có nhu cầu rất lớn trên thị trường. Do đó, việc đầu tư, kinh doanh vào những lại hình dịch vụ này chưa bao giờ là lỗi thời và luôn đảm bảo được lợi nhuận thu được khá cao cho bạn.

– Kinh doanh tại nhà:

Loại hình kinh doanh này không chỉ giúp bạn tiết kiệm một phần chi phí lớn cho việc thuê mặt bằng, chi phí điện nước, nhân công,… mà còn giúp bạn có được thời gian làm việc, nghỉ ngơi linh hoạt, dễ sắp xếp được công việc, sinh hoạt trong gia đình.

Ngoài ra, còn rất nhiều các ngành nghề kinh doanh mà bạn không cần bỏ vốn hoặc bỏ ra số vốn rất ít chẳng hạn như kinh doanh bán thời gian. Vì vậy, nếu muốn khởi nghiệp, trở thành một nhà kinh doanh, chủ doanh nghiệp, đừng chần chừ mà hãy lên ngay ý tưởng cho mình và thực hiện nó. Một startup thành công không cần phải bắt đầu kinh doanh từ một số vốn lớn mà cần một ý tưởng hay và một tinh thần quyết tâm khởi nghiệp, dám nghĩ dám làm.

Thành lập công ty không cần vốn điều lệ:

Pháp luật Việt Nam không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu khi thành lập công ty, do đó, các chủ sở hữu doanh nghiệp có thể tự mình quyết định số vốn sẽ đăng ký trong đăng ký kinh doanh.
Tuy không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu nhưng thực tế, các doanh nghiệp thường không đăng ký mức vốn quá thấp vì điều này sẽ phản ánh tiềm lực tài chính của công ty và tạo niềm tin cho khách hàng, nhà đầu tư. Ngoài ra, bạn cũng không nên để vốn điều lệ quá cao so với số vốn thực tế để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ tài chính như nộp thuế hay kế toán sổ sách.

Tại thời điểm thành lập công ty, bạn có thể đăng ký số vốn điều lệ cao hơn thực tế nhằm tạo uy tín với khách hàng và sau đó điều chỉnh số vốn này cho phù hợp. Trong một khoảng thời gian theo luật định, các thành viên của công ty phải góp đủ số vốn đã cam kết, nếu không góp đủ, công ty có thể thực hiện điều chỉnh, thay đổi vốn điều lệ; hoặc trong quá trình sản xuất, kinh doanh cần thêm vốn được cấc thành viên góp thêm cũng cần đăng ký tăng vốn điều lệ.

Thành lập công ty cần bao nhiêu vốn?

Để thành lập công ty, bạn cần rất nhiều loại chi phí, vốn bỏ ra như:

– Chi phí thuê mặt bằng kinh doanh: 

Để kiếm được một mặt bằng kinh doanh phù hợp, bạn cần bỏ khá nhiều thời gian, công sức để tìm. Có những người chọn cách thuê môi giới, trung gian để tìm được một địa điểm đẹp, hợp lí, đầy đủ tiện nghi cho việc kinh doanh.

Tùy vào ngành nghề kinh doanh mà số vốn bỏ ra để thuê mặt bằng có sự chênh lệch, khác biệt. Nếu bạn muốn kinh doanh online hoặc mở văn phòng nhỏ, bạn không cần tìm một vị trí ở trung tâm, ngoài mặt đường lớn mà có thể chọn một địa điểm nhỏ, gần khu dân cư và gần trục đường lớn, dễ tìm kiếm. Còn nếu bạn muốn mở một showroom, một cửa hàng kinh doanh lớn,… bạn cần một vị trí nổi bật, thu hút mọi người nhưng sẽ phải bỏ ra một chi phí khá cao.

Để duy trì hoạt động kinh doanh của mình, bạn nên cân nhắc việc chọn địa điểm thật cẩn thận, cân bằng giữa yếu tố chi phí, vốn bỏ ra và lợi nhuận thu được.

– Chi phí thuê nhân viên:

Đây là một khoản chi phí rất quan trọng mà bạn không thể bỏ qua. Nhiều người kinh doanh online, nhỏ lẻ chọn việc thuê người lao động theo mùa vụ, theo ca, sản phẩm,… để tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo việc kinh doanh.
Trong trường hợp bắt buộc cần có đội ngũ nhân viên trợ giúp, bạn cần tính toán kĩ quy mô kinh doanh để thuê lao động phù hợp với vị trí, số lượng và đảm bảo chất lượng nhân viên cũng như chi phí vận hành, kinh doanh lâu dài.

– Chi phí tiếp thị, marketing:

Để thu hút được khách hàng, nhà đầu tư và tạo uy tín, tên tuổi trên thương trường, bạn cần có chiến lược marketing, tiếp thị linh hoạt, phù hợp và thực sự nổi bật, đòi hỏi doanh nghiệp cần tính toán và giành ra một khoản chi phí không nhỏ cho việc này.
Trong thời đại công nghệ hiện đại, mạng xã hội như youtube, facebook, zalo, instagram, …. đang là một kênh tiếp thị thật sự hiệu quả và được rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn do chi phí thích hợp, độ phủ sóng cao, dễ tiếp cận được với một số lượng khổng lồ người sử dụng của các trang này.

– Chi phí về pháp luật:

Trong quá trình thành lập, vận hành doanh nghiệp sẽ có rất nhiều vấn đề, thủ tục pháp lí mà doanh nghiệp gặp phải như thủ tục thành lập doanh nghiệp, thay đổi đăng ký kinh doanh,…. Không phải doanh nghiệp nào cũng có đội ngũ luật sư, cố vấn pháp luật riêng mà một lựa chọn đang được các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay lựa chọn là hợp tác, thuê một công ty, văn phòng luật hỗ trợ cho mình mỗi khi cần thực hiện một thủ tục pháp lí hay cần sự giải đáp, hỗ trợ pháp luật.
Đây là phần chi phí quan trọng cho việc vận hành công ty đúng luật, tránh những rắc rối pháp lí và tranh chấp xảy ra ảnh hưởng đến quyền lợi doanh nghiệp mình mà doanh nghiệp cần thiết phải bỏ ra.

– Các chi phí phát sinh khác: 

Có vô vàn chi phí không lường trước được khi bạn thành lập, vận hành doanh nghiệp của mình như trang thiết bị văn phòng, sửa chữa, bảo trì trang thiết bị,…. Những chi phí này đòi hỏi bạn phải có sự cân nhắc, tính toán kĩ càng trước khi ra quyết định, tránh gây lãng phí, thất thoát không cần thiết và tiết kiệm được chi phí kinh doanh, tối đa hóa lợi nhuận đạt được.

Trên đây là phần tư vấn của Luật Bravolaw về một số vấn đề liên quan đến vốn doanh nghiệp, mong sẽ giải đáp được phần nào thắc mắc của quý khách hàng và bạn đọc. Với bất kì thắc mắc hoặc muốn sử dịch vụ thành lập công ty trọn gói cụ thể, hãy liên hệ Luật Bravolaw theo Hotline: 1900 6296 để nhận được tư vấn và giải đáp cụ thể.