Sở hữu trí tuệ

Thành lập công ty in gia công cho nước ngoài

Hiện nay, nhiều nhà xuất bản lớn trên thế giới đang tận dụng các nguồn lực bên ngoài, nhất là công đoạn in ấn vì sẽ giúp cắt giảm chi phí sản xuất. Việc in gia công cho nước ngoài cũng được pháp luật Việt Nam ghi nhận tại Luật Xuất Bản 2012 và Nghị định 60/2014/NĐ-CP quy định về hoạt động in. Tuy nhiên, trước khi ký kết hợp đồng với đối tác nước ngoài và chính thức đi vào hoạt động thì cơ sở in ấn tại Việt Nam phải đảm bảo mình có đủ các giấy phép theo luật định để có thể hoạt động hợp pháp. Để thuận tiện cho nhu cầu tìm hiểu của Quý Khách hàng, Bravolaw xin tổng hợp và cung cấp một số quy định liên quan như sau:

Bước 1: Thành lập công ty

Hồ sơ thành lập công ty bao gồm:

Nơi nộp hồ sơ: Sở Kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Thời hạn: 03 – 06 ngày làm việc.

Kết quả: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Công bố nội dung thông tin đăng ký doanh nghiệp

Thông tin về đăng ký doanh nghiệp phải được thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nội dung công bố bao gồm các thông tin được ghi nhận trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Lưu ý: Theo khoản 1 Điều 26 Nghị định 50/2016/NĐ-CP thì đối với hành vi không công bố hoặc công bố không đúng thời hạn quy định nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Khắc dấu và công bố mẫu dấu

Doanh nghiệp có thể ủy quyền cho Bravolaw hoặc tự mình khắc dấu và thông báo về việc sử dụng mẫu dấu cho Sở Kế hoạch và đầu tư. Doanh nghiệp có thể tự quyết định hình thức, số lượng và nội dung con dấu nhưng phải thể hiện được tên và mã số doanh nghiệp.

Sau khi nhận thông báo về mẫu con dấu, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cấp Thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

Bước 2: Xin cấp Giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm

Theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 60/2014/NĐ-CP thì trước khi đi vào hoạt động, cơ sở in phải nộp bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép hoạt động in.

Hồ sơ bao gồm:

Nơi nộp hồ sơ: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có cơ sở in ấn xuất bản phẩm.

Thời hạn: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ cấp Giấy phép hoạt động in; trường hợp không cấp sẽ nêu rõ lý do bằng văn bản.

Lưu ý:

Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày được cấp giấy phép hoạt động in, cơ sở in phải hoàn thành việc mua hoặc thuê mua đủ thiết bị theo danh mục dự kiến đầu tư, gửi bản sao chứng từ mua, thuê mua thiết bị cho cơ quan cấp giấy phép hoạt động in.

Bước 3: Xin cấp Giấy phép in gia công cho tổ chức, cá nhân nước ngoài

Các loại sản phẩm in sau đây phải thực hiện xin cấp giấy phép:

Hồ sơ đề nghị xin cấp Giấy phép in gia công cho tổ chức, cá nhân nước ngoài:

Nơi nộp hồ sơ: Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Thời hạn: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải cấp giấy phép, đóng đấu vào hai bản mẫu và gửi trả lại cơ sở in một bản; trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

Lưu ý:

Xuất bản phẩm in gia công cho tổ chức, cá nhân nước ngoài phải xuất khẩu 100%; trường hợp phát hành, sử dụng tại Việt Nam thì phải làm thủ tục nhập khẩu xuất bản phẩm theo quy định của Luật này.

Cơ sở in chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc in sản phẩm in gia công. Tổ chức, cá nhân đặt chế bản, in, gia công sau in chịu trách nhiệm về bản quyền đối với sản phẩm in.

Quý Khách hàng có nhu cầu tìm hiểu các quy định pháp luật và thủ tục liên quan đến doanh nghiệp, đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài và các lĩnh vực liên quan, xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Bravolaw để biết thêm chi tiết!