Loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu được gọi là gì?

Loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu được gọi là gì?

Những ngày vừa qua Luật Bravolaw nhận được rất nhiều câu hỏi về chủ đề loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu được gọi là gì?. Hôm nay, mời quý khách hàng cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!.

Cơ sở pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp 2020

Loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu được gọi là?

Hiện nay, theo quy định về luật doanh nghiệp của công ty có 6 loại hình doanh nghiệp như sau:

– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ( viết tắt là công ty TNHH 1 thành viên)

– Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên ( viết tắt là công ty TNHH hai thành viên trở lên)

– Công ty hợp danh

– Công ty cổ phần

– Doanh nghiệp tư nhân

– Doanh nghiệp nhà nước

Loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu được gọi là gì?

 Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:

  • Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;
  • Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
  • Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.

Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

Mức nộp thuế môn bài

Theo quy định tại  Nghị định 139/2016/NĐ-CP và Thông tư 302/2016/TT-BTC, mức nộp thuế môn bài như sau:

TTVốn điều lệ hoặc vốn đầu tưLệ phí môn bài phải nộp
1Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng03 triệu đồng/năm
2Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống02 triệu đồng/năm
3Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác01 triệu đồng/năm

Lưu ý: Nếu thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian 6 tháng cuối năm (Thành lập từ ngày 1/7 đến 31/12 trong năm) thì năm đầu tiên (năm thành lập) nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.

Phân biệt giải thể và tạm ngừng kinh doanh

Khái niệm

Tạm ngừng kinh doanh:

  • Tạm ngừng kinh doanh” là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đang trong thời gian thực hiện tạm ngừng kinh doanh Ngày chuyển tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày doanh nghiệp đăng ký bắt đầu tạm ngừng kinh doanh. Ngày kết thúc tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng kinh doanh mà doanh nghiệp đã thông báo hoặc ngày doanh nghiệp đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
  • Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh vẫn còn tư cách pháp nhân.

Giải thể doanh nghiệp:

  • Giải thể doanh nghiệp là tình trạng pháp lý doanh nghiệp đã chấm dứt mọi hoạt động, bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp giải thể bị chấm dứt tư cách pháp nhân, nghĩa vụ liên quan của doanh nghiệp.

Điều kiện tiến hành

Tạm ngừng kinh doanh:

Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.

Giải thể doanh nghiệp:

Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài. Chủ doanh nghiệp và những người liên quan phải liên đới chịu trách nhiệm với các khoản nợ của doanh nghiệp.

Thủ tục tiến hành

Tạm ngừng kinh doanh:

Bước 1: Chậm nhất 03 ngày trước ngày tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp nộp hồ sơ thông báo tạm ngừng kinh doanh lên cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Bước 2: Trong vòng 03 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và trao giấy xác nhận về việc tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp.

Thời gian thực hiện: 03 ngayf làm việc kể từ ngày doanh nghiệp gửi hồ sơ tạm ngừng kinh doanh.

Giải thể doanh nghiệp:

Bước 1: Chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp (nếu có)

Bước 2: Thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp

Bước 3: Công bố giải thể doanh nghiệp

Bước 4: Thanh lý tài sản, thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp

Bước 5: Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng của doanh nghiệp sau khi đã hoàn thành xong nghĩa vụ thanh toán

Thời gian thực hiện: Ít nhất 180 ngày từ ngày quyết định giải thể doanh nghiệp được gửi

Hậu quả pháp lý

Giải thể doanh nghiệp:

  • Doanh nghiệp bị chấm dứt hoạt động.
  • Không còn tư cách pháp nhân
  • Chấm dứt mã số thuế của doanh nghiệp.

Tạm ngừng kinh doanh:

  • Chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp trong một thời gian nhất định, hết thời hạn tạm ngừng, doanh nghiệp sẽ quay trở lại hoạt động như bình thường.
  • Doanh nghiệp vẫn có tư cách pháp nhân.
  • Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu được gọi là”. Quý khách hàng cần sử dụng dịch vụ thành lập công ty trọn gói giá rẻ hãy gọi cho Luật Bravolaw theo Zalo và Hotline để được chúng tối tư vấn nhé!. Chúc các bạn thành công!