Những lưu ý khi thay đổi đăng ký kinh doanh (cập nhật mới)

Trong quá trình điều hành doanh nghiệp có rất nhiều những nội dung đăng ký kinh doanh mà doanh nghiệp muốn thay đổi. Khi thay đổi nội dung đăng ký, doanh nghiệp phải thực hiện các thủ tục thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh theo đúng thủ tục pháp lý mà pháp luật quy định. Luật Bravolaw cung cấp và hướng dẫn khách hàng về các vấn đề liên quan đến thay đổi.

Bài viết mới:

Các trường hợp phải làm thủ tục thay đổi

Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành, thì có hai trường hợp chính phải làm thủ tục thay đổi đăng ký doanh nghiệp bao gồm:

  1. Thủ tục đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  2. Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.

Để đảm bảo thực hiện đúng thủ tục, hồ sơ thì các doanh nghiệp cần phải xác định rõ thay đổi của mình là gì và thuộc trường hợp thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hay thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.

Lưu ý khi thay đổi đăng ký kinh doanh

Trường hợp thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Mẫu giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hiện nay thể hiện các thông tin sau:

  • Mã số doanh nghiệp
  • Tên doanh nghiệp
  • Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp
  • Thông tin về người đại diện theo pháp luật
  • Vốn điều lệ
  • Danh sách thành viên góp vốn đối với công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên
  • Thông tin về chủ sở hữu công ty đối với công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Theo đó nếu doanh nghiệp có sự thay đổi một hoặc một số các thông tin trên thì phải thực hiện thủ tục thông báo thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Một số lưu ý trong các trường hợp thay đổi này như sau:

  • Một, nếu thay đổi chủ sở hữu trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà chủ sở hữu mới sẽ là người đại diện theo pháp luật về sau thì doanh nghiệp phải thực hiện hai thủ tục là: 1. Thủ tục thay đổi chủ sở hữu công ty; 2. Thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật. Ngoài ra có trường hợp mình còn phải thực hiện thủ tục thông báo thay đổi thông tin đăng ký thuế.
  • Hai, trường hợp thay đổi tên doanh nghiệp thì còn phải thực hiện thủ tục thay đổi mẫu dấu của công ty nữa.
  • Ba, thay đổi địa chỉ nếu làm thay đổi cơ quan quản lý thuế trực tiếp thì phải thực hiện thủ tục với cơ quan thuế nơi chuyển đi trước.
  • Bốn, đa phần khi thay đổi người đại diện theo pháp luật thì sẽ dẫn đến thay đổi thông tin đăng ký thuế, do đó doanh nghiệp phải chuẩn bị hai mẫu thông báo là thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật và thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.

Trường hợp thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp

Ngoài các thông tin được thể hiện trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiêp ra thì trong hồ sơ về thành lập doanh nghiệp còn một số tài liệu khác như:

  • Danh sách các cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài
  • Danh mục ngành nghề kinh doanh
  • Nội dung đăng ký thuế
  • Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân

Đối với những trường hợp này khi thay đổi doanh nghiệp phải gửi thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh.

Khi Luật doanh nghiệp 2014 có hiệu lực, rất nhiều doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm mà không cần phải làm thủ tục đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên hiểu như vậy là không đúng. Vì hiện tại dù danh mục ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp không còn được ghi trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Nhưng thông tin này vẫn được lưu trên hệ thống thông tin điện tử (Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp).

Do đó nếu khách hàng có nhu cầu muốn kinh doanh ngành nghề khác với thời điểm đăng ký thì phải thực hiện thủ tục thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Hồ sơ đối với từng trường hợp thay đổi đều được quy định tại Nghị định 78/2015/NĐ-CP, doanh nghiệp chỉ cần phân tích kỹ thay dổi của mình thuộc trường hợp nào. Bởi có những trường hợp thay đổi nội dung nhưng lại dẫn theo những thay đổi ở nội dung khác. Ví dụ như thay đổi về vốn điều lệ trong công ty có thể làm thay đổi thông tin cổ đông sáng lập hoặc thanh đổi danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn.

Lưu ý sau khi thay đổi đăng ký kinh doanh

Sau khi có thay đổi liên quan đến một số mục trong đăng ký kinh doanh bạn cần quan tâm đến những nội dung thay đổi kèm theo ở các nội dung khác.

Thay đổi tên công ty, đổi trụ sở chính

Đổi tên công ty cần thực hiện thêm các thủ tục liên quan khác như:

  • Đổi mẫu dấu và thông báo lại mẫu dấu doanh nghiệp
  • Làm lại biển hiệu theo tên mới tại trụ sở chính và các văn phòng mở rộng.
  • Gửi công văn thông báo lên cơ quan thuế để thay đổi tên trên hóa đơn, in lại hóa đơn nếu cần.
  • Đổi tên trên website và các trang thông tin điện tử.
  • Làm thủ tục pháp lý liên quan tới ngân hàng, bảo hiểm, internet, điện nước,…
  • Làm thủ tục thay đổi tên trên các giấy phép hoạt động của công ty.
  • Thông báo việc thay đổi tên cho đối tác và khách hàng biết.

Thay đổi trụ sở chính

Trường hợp thay đổi trụ sở chính, sau khi hoàn tất thủ tục thay đổi cần lưu ý:

  • Làm lại biển hiệu sửa thông tin địa chỉ.
  • Thông báo lại mẫu dấu nếu trên con dấu có ghi địa chỉ cụ thể hoặc trụ sở mới khác quận.
  • Gửi công văn thông báo lên cơ quan thuế để thay đổi đia chỉ trên hóa đơn nếu cần.
  • Đổi địa chỉ trên website và các trang thông tin điện tử.
  • Làm thủ tục pháp lý liên quan tới ngân hàng, bảo hiểm, internet, điện nước,…
  • Làm thủ tục thay đổi trụ sở trên các giấy phép hoạt động của công ty.
  • Thông báo việc thay đổi trụ sở cho đối tác và khách hàng biết.

Thay đổi ngành nghề

Nếu thay đổi ngành nghề nằm trong danh sách ngành nghề có điều kiện cần đảm bảo số lượng chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.

Thay đổi người đại diện pháp luật

Khi thay đổi người đại diện theo pháp luật có gắn liền với việc chuyển nhượng vốn cho người đại diện theo pháp luật mới cần lưu ý thủ tục kê khai thuế thu nhập cá nhân của người chuyển nhượng.

Thay đổi vốn góp

  • Cần lưu ý tiến hành thủ tục kê khai thuế thu nhập cá nhân phát sinh theo hợp đồng chuyển nhượng, kể cả trường hợp chuyển nhượng không phát sinh thu nhập chịu thuế.
  • Nộp tờ khai thuế môn bài và thuế môn bài bổ sung trong trường hợp có tăng mức thuế môn bài của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
  • Kê khai sự thay đổi về nguồn vốn chủ sở hữu trong báo cáo tài chính của năm.
  • Sửa đổi, bổ sung vào sổ cổ đông/ sổ thành viên, điều lệ bổ sung thêm các thành viên, cổ đông mới.

Trên đây là những lưu ý mà Luật Bravolaw muốn gửi đến khách hàng, nhằm giúp khách hàng tránh được những rắc rối khi thực hiện thủ tục thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.