Đặc điểm về cổ đông sáng lập trong công ty cổ phần

Đặc điểm về cổ đông sáng lập trong công ty cổ phần
Đặc điểm về cổ đông sáng lập trong công ty cổ phần

Đặc điểm về cổ đông sáng lập trong công ty cổ phần

Cổ đông sáng lập là thành phần không thể thiếu khi thành lập và hoạt động của công ty cổ phần, trừ những trường hợp chuyển đổi doanh nghiệp thì không cần cố đông sáng lập. Công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp 2014 quy định có ba loại cổ đông là: cổ đông sáng lập, cổ đông phổ thông và cổ đông ưu đãi nhưng cổ dông sáng lập lại là chủ thể có tầm quan trọng cao nhất và đặc biệt nhất trong ba loại cổ đông. Để làm sáng tỏ nhận định này, Luật Bravolaw xin giới thiệu đến quý bạn đọc bài viết dưới đây:

Đặc điểm về cổ đông sáng lập trong công ty cổ phần
Đặc điểm về cổ đông sáng lập trong công ty cổ phần

Bài viết mới:

Khái quát chung về các loại cổ đông

Cổ đông là cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty cổ phần. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật Doanh nghiệp. Hiện nay pháp luật doanh nghiệp công nhận có ba loại cổ đông, bao gồm:

  • Cổ đông sáng lập là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần.
  • Cổ đông phổ thông là người sở hữu cổ phần phổ thông. Cổ phần phổ thông là loại cổ phần bắt buộc phải có trong công ty cổ phần.
  • Cổ đông ưu đãi là người sở hữu cổ phần ưu đãi. Công ty cổ phần có thể có cổ phần ưu đãi, hiện nay cổ phần ưu đãi gồm bốn loại sau: Cổ phần ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi hoàn lại, cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi khác theo Điều lệ công ty quy định.

Điểm đặc biệt của cổ đông sáng lập

1. Điều kiện trở thành cổ đông sáng lập

Khoản 2 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014 có định nghĩa: Cổ đông sáng lập là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần. Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 119 Luật Doanh nghiệp 2014 có đưa ra điều kiện đối với cổ đông sáng lập về sở hữu cổ phần phổ thông, cụ thể: Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp. Đồng thời cổ đông sáng lập phải đáp ứng điều kiện là không tuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014.

Từ đó có thể thấy, để trở thành cổ đông sáng lập cần đáp ứng ba điều kiện chính sau:

  • Thứ nhất, nắm giữ ít nhất một cổ phần phổ thông.
  • Thứ hai, ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần.
  • Thứ ba, phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% cổ phần phổ thông mà công ty được quyền chào bán tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp.

Trong khi đó, để trở thành các cổ đông còn lại của công ty cổ phần thì cá nhân, tổ chức ngoài đáp ứng điều kiện không thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 18 Luật doanh nghiệp 2014 thì chỉ cần sở hữu loại cổ phần tương ứng. Pháp luật đặt ra nhiều điều kiện với cổ đông sáng lập như vậy vì cổ đông sáng lập là chủ thể đứng ra thành lập công ty cổ phần và gắn bó chặt chẽ với công ty cổ phần từ khi công ty thành lập. Còn những cổ đông khác được bổ sung thêm vào với vai trò tăng thêm vốn điều lệ và tăng quy mô hoạt động, kinh doanh của công ty cổ phần.

2. Nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết

Khoản 3 Điều 113 Luật Doanh nghiệp khẳng định: Chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổ thông. Cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông. Số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điều lệ công ty quy định.

Từ những quy định trên bước đầu có thể thấy sự đặc biệt của cổ đông sáng lập ở chỗ: cổ đông sáng lập vừa nắm giữ cổ phần phổ thông vừa nắm giữ cổ phần ưu đãi. Vậy cổ đông sáng lập có thể hiểu vừa là cổ đông sáng lập vừa là cổ đông ưu đãi.

Tiếp theo, trong ba loại cổ đông của công ty cổ phần chỉ có cổ đông sáng lập được quyền sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết, theo đó mà cổ đông sáng lập có các quyền đặc biệt xuất phát từ cổ phần ưu đãi biểu quyết như sau:

  • Biểu quyết về các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông với số phiếu biểu quyết theo quy định tại khoản 1 Điều 116 Luật Doanh nghiệp năm 2014.
  • Các quyền khác như cổ đông phổ thông, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 116 Luật Doanh nghiệp năm 2014.

Tuy nhiên gắn liền với quyền đặc biệt được hưởng gắn với cổ phần ưu đãi biểu quyết, cổ đông sáng lập còn bị hạn chế trong việc chuyển nhượng cổ phần ưu đãi biểu quyết của mình cho người khác. Cụ thể: Cổ đông sáng lập không thể chuyển nhượng cổ phần ưu đãi biểu quyết cho người khác.

Xem thêm bài viết Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói tại Hà Nội

3. Hạn chế chuyển nhượng cổ phần phổ thông

Một trong những điều kiện để trở thành cổ đông sáng lập là phải nắm giữ ít nhất một cổ phần phổ thông. Việc chuyển nhượng cổ phần phổ thông này của cổ đông sáng lập gặp hạn chế trong ba năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Cụ thể (khoản 3, khoản 4 Điều 119 Luật Doanh nghiệp 2014):

Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó.

Sau 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được bãi bỏ. Các hạn chế của này không áp dụng đối với cổ phần mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp và cổ phần mà cổ đông sáng lập chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập của công ty.

Trong khi các cổ đông khác được quyền tự do chuyển nhượng các cổ phần của mình (Điều 126 Luật Doanh nghiệp năm 2014) thì cổ đông sáng lập lại bị hạn chế chuyển nhượng cổ phần phổ thông trong ba năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Trên đây là nội dung tư vấn về “Đặc điểm về cổ đông sáng lập trong công ty cổ phần”. Quý khách hàng hỗ trợ tư vấn pháp luật chuyên sâu về doanh nghiệp, kết nối tổng đài 1900 6296 nhé!