Công ty cổ phần hiện tại là loại hình doanh nghiệp được các nhà đầu tư chọn lựa rất nhiều. Với bối cảnh hợp tác kinh tế mở rộng, phương thức kinh doanh của công ty cổ phần khá phù hợp với xu hướng kinh tế của thị trường cũng như của các nhà đầu tư. Cùng Luật Bravolaw tìm hiểu một số lưu ý đối với công ty cổ phần mới thành lập ở bài viết dưới đây nhé.
Chuẩn bị thành lập công ty cổ phần
Khi có ý định thành lập công ty cổ phần, bạn cần lưu ý một số vấn đề liên quan đến pháp lý doanh nghiệp như sau:
Thứ nhất, xác định ngành nghề kinh doanh cụ thể của công ty cổ phần. Hiện tại, ngoài những ngành nghề phổ thông chưa yêu cầu nhiều, thì còn các loại ngành nghề đặc biệt khác như: Các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, Các ngành nghề kinh doanh có vốn pháp định, Các ngành nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề. Tùy vào từng loại ngành nghề, bạn sẽ có thể xác định được các điều kiện cụ thể cho hoạt động kinh doanh của mình
Thứ hai, xác định nguồn vốn điều lệ của công ty. Đối với công ty cổ phần, phần vốn được góp lại từ nhiều thành viên xa lạ, vì vậy các thành viên cần trao đổi để thống nhất phương thức và tổ chức định giá trước khi thành lập công ty và có thể đưa vào trong hợp đồng hoặc thỏa thuận thành lập công ty. Việc này nhằm tránh được mâu thuẫn khi có tranh chấp xảy ra.
Thứ ba, lập hợp đồng/thỏa thuận văn bản giữa các cổ đông sáng lập. Hợp đồng hoặc thỏa thuận này sẽ bao gồm những quyền và nghĩa vụ của từng bên trong quá trình chuẩn bị thành lập công ty cho đến khi bắt đầu tiến hành đăng ký kinh doanh và ở giai đoạn công ty mới thành lập, xử lý các trường hợp công ty không thể thành lập được.
Xem thêm dihcj vụ của chúng tôi: Dịch vụ thành lập công ty cổ phần
Các lưu ý cho công ty cổ phần mới thành lập
Khi đã đăng ký thành công, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ cấp cho bạn giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, bạn vẫn phải làm tiếp các thủ tục sau để hoàn chỉnh nội dung pháp lý cho doanh nghiệp mới của mình.
- Công bố nội dung đăng ký kinh doanh: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thành lập công ty cổ phần, doanh nghiệp phải thông báo công khai nội dung đăng ký kinh doanh (Ngành, nghề kinh doanh; Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài) trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
- Khắc dấu, đăng ký mẫu dấu và Đăng ký mã số thuế: Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải liên hệ Cục thuế cấp tỉnh xin mẫu hồ sơ đăng ký mã số thuế, làm hồ sơ và nộp tại Cục thuế.
- Thông báo thời gian mở cửa và Thực hiện góp vốn theo cam kết: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải thông báo thời gian mở cửa tại trụ sở chính với cơ quan đăng ký kinh doanh. Các cổ đông sáng lập có nghĩa vụ thanh toán đủ số cổ phần cam kết mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Trên đây là một số lưu ý để bạn có thể hoàn thiện tốt nhất khâu pháp lý cho công ty cổ phần của mình trong bước đầu thành lập. Nếu có nhu cầu cần hỗ trợ cụ thể và chi tiết hơn trong từng trường hợp bạn có thể trực tiếp liên hệ chung với Luật Bravolaw theo Hotline: 1900 6296 để nhận được tư vấn và giải đáp thắc mắc.