Quy định công bố thực phẩm chức năng

Quy định Công bố thực phẩm chức năng
Quy định Công bố thực phẩm chức năng

Công bố thực phẩm chức năng là thủ tục hành chính khá phức tạp và thực hiện tại Cục Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm, Bộ Y Tế. Các quy định Công bố thực phẩm chức năng được thể hiện qua các quy định:  Luật An Toàn thực phẩm số 55/2010/QH12, Nghị định 38/2012/NĐ-CP, Thông tư 19/2012/TT-BYT

Quy định Công bố thực phẩm chức năng
Quy định Công bố thực phẩm chức năng

Quy định về Đối tượng chịu trách nhiệm Công bố thực phẩm chức năng:

  • Tất cả Tổ chức, cá nhân, sản xuất, kinh doanh thực phẩm có đăng ký kinh doanh và có cơ sở sản xuất . (Ngoại trừ thương nhân kinh doanh nước khoáng thiên nhiên đóng chai, thuốc lá điếu, thực phẩm đặc biệt và các thương nhân nhập khẩu thực phẩm, nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, vật liệu tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm làm thủ tục công bố tại Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm).

Quy định về sản phẩm thực phẩm chức năng phải công bố:

  • Sản phẩm là thực phẩm,thực phẩm chức năng,  phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, thuốc lá điếu, nguyên liệu thực phẩm được sản xuất trong nước và nhập khẩu nhằm kinh doanh, tiêu thụ tại Việt Nam.Sản phẩm liên quan đến an toàn thực phẩm (dụng cụ chứa đựng và bao bì tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, nguyên liệu chính để sản xuất ra các sản phẩm này) và sản phẩm chỉ nhằm mục đích xuất khẩu cũng được khuyến khích công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm theo quy định tại văn bản này.
  • Thực phẩm chức năng sản xuất trong nước, có mục đích xuất khẩu, công bố tiêu chuẩn sản phẩm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo yêu cầu của nước nhập khẩu

Quy định về cách ghi số chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng:

  • Đối với sản phẩm do Bộ Y tế cấp, nguyên tắc ghi như sau: số thứ tự được cấp + gạch chéo + năm cấp + gạch chéo + YT. Ví dụ: 234/2003/YT.Đối với sản phẩm do y tế địa phương cấp: tương tự như trên chỉ khác ở chữ viết tắt YT (chữ in hoa) cộng thêm các chữ cái đầu của tên tỉnh. Ví dụ: 123/2004/YTHN có nghĩa là “y tế Hà Nội” cấp. Trường hợp tên các tỉnh trùng nhau: chữ trùng nhau chỉ trùng một chữ cái đầu nhưng khác chữ liền kề thì thêm chữ đó ở dạng chữ viết thường.

Ví dụ: Quảng Nam – QNa; Quảng Ngãi – QNg; Quảng Ninh – QNi; Hà Nội – HN; Hà Nam – HNa; Ký hiệu viết tắt tên các tỉnh thành phố theo Mẫu 5 ban hành kèm theo Quy chế này