Dịch vụ logistics đã xuất hiện từ lâu ở Việt Nam nhưng chỉ những năm gần đây dịch vụ này mới thực sự phát triển. Hệ thống giao thông đường bộ, cảng hàng không, cảng biển, kho bãi, … không ngường được mở rộng với quy mô lớn tạo điều kiện thúc đẩy cho dịch vụ logistics.
Để nắm bắt cơ hội kinh doanh nhiều công ty kinh doanh dịch vụ logistics đã được thành lập. Tuy nhiên, để đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật, Bravolaw xin gửi đến quý khách hàng trình tự, thủ tục thành lập công ty kinh doanh dịch vụ logistics như sau.
Cơ sở pháp lý
- Luật Doanh nghiệp 2014
- Nghị định 163/2017/NĐ-CP quy định về kinh doanh dịch vụ Logistics
Dịch vụ logistics được cung cấp bao gồm:
- Dịch vụ xếp dỡ container, trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay.
- Dịch vụ kho bãi container thuộc dịch vụ hỗ trợ vận tải biển.
- Dịch vụ kho bãi thuộc dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải.
- Dịch vụ chuyển phát.
- Dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa.
- Dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan (bao gồm cả dịch vụ thông quan).
- Dịch vụ khác, bao gồm các hoạt động sau: Kiểm tra vận đơn, dịch vụ môi giới vận tải hàng hóa, kiểm định hàng hóa, dịch vụ lấy mẫu và xác định trọng lượng; dịch vụ nhận và chấp nhận hàng; dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải.
- Dịch vụ hỗ trợ bán buôn, hỗ trợ bán lẻ bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa và giao hàng.
- Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển.
- Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường thủy nội địa.
- Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt.
- Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường bộ.
- Dịch vụ vận tải hàng không.
- Dịch vụ vận tải đa phương thức.
- Dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật.
- Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác.
- Các dịch vụ khác do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics và khách hàng thỏa thuận phù hợp với nguyên tắc cơ bản của Luật thương mại.
Điều kiên kinh doanh dịch vụ logistics
- Thương nhân kinh doanh các dịch vụ cụ thể thuộc dịch vụ logistics quy định tại Đối với các thương nhân kinh doanh các dịch vụ cụ thể thuộc 17 loại dịch vụ logistics trên phải đáp ứng các điều kiện đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật đối với dịch vụ đó.
- Đối với thương nhân kinh doanh một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh logistics bằng phương tiện điện tử có kết nối mạng internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác thì ngoài việc đáp ứng theo quy định của pháp luật đối với các dịch vụ cụ thể nêu trên, còn phải tuân thủ các quy định về thương mại điện tử.
Thủ tục thành lập công ty logistics
Bước 1: Chuẩn bị thông tin, soạn hồ sơ thành lập công ty
- Tên công ty: Sau khi nhân được tên dự định đăng ký Bravolaw sẽ tra cứu và thông báo khả năng đăng ký tên công ty, có hướng dẫn để điều chỉnh cho phù hợp
- Địa chỉ công ty: Theo quy định trụ sở công ty cũng như các đơn vị trực thuộc không được đăng ký tại chung cư và nhà tập thể. Khi thành lập không cần xuất trình giấy tờ chứng minh quyền sở hữu/sử dụng hợp pháp.
- Ngành nghề kinh doanh: Qúy khách hàng chỉ cần liệt kê lĩnh vực kinh doanh Bravolaw sẽ tư vấn và đăng ký cho phù hợp.
- Vốn điều lệ: Qúy khách hàng lưu ý về vốn pháp định với một số ngành nghề đặc thù để đăng ký cho phù hợp như cung ứng dịch vụ bưu chính trong phạm vi nội tỉnh, liên tỉnh, doanh nghiệp phải có mức vốn tối thiểu là 02 tỷ đồng Việt Nam; với dịch vụ bưu chính quốc tế cần mức vốn tối thiểu là 05 tỷ đồng Việt Nam…
- Một số thông tin như số điện thoại liên hệ, phụ trách kế toán khi mới thành lập không bắt buộc kê khai nhưng khi thay đổi đăng ký kinh doanh Qúy khách hàng cần bổ sung theo đúng quy định.
Thành phần hồ sơ gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc là công ty cổ phần);
- Bản sao các giấy tờ: bản sao thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiều hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên hoặc cổ đông sáng lập; Bản sao quyết định thành lập công ty, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của đại diện pháp luật của tổ chức;
- Các giấy tờ cần thiết khác (nếu có);
- Giấy ủy quyền cho Công ty Luật Bravolaw.
Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc nộp trực tuyến tại trang web Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp ( dangkykinhdoanh.gov.vn)
Cơ quan tiếp nhận: Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh/thành phố nơi đặt trụ sở chính của công ty
Thời hạn xử lý: Trong thời hạn 03 – 04 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ thông báo về kết quả xử lý hồ sơ. Nếu hồ sơ có đầy đủ các giấy tờ ,nội dung đúng theo quy định của pháp luật, phòng đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông báo hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp nộp toàn bộ hồ sơ qua mạng đến phòng đăng ký kinh doanh để được xem xét cấp giấy đăng ký kinh doanh. Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, doanh nghiệp thực hiện theo yêu cầu của phòng đăng ký kinh doanh.
Kết quả thủ tục: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có mã số doanh nghiệp đồng thời là mã số thuế. Hiện nay, ngành nghề kinh doanh và danh sách cổ đông sáng lập không được ghi nhận tại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Bước 2: Công bố thông tin đăng ký kinh doanh
Doanh nghiệp sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được công khai.
Lệ phí công bố thông tin: 100.000 đồng/01 lần áp dụng theo Thông tư 47/2019/TT – BTC
Bước 3: Khắc dấu và công bố mẫu dấu
Doanh nghiệp có quyền tự quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể ủy quyền cho công ty Luật Việt An hoặc tự mình thực hiện khắc dấu và thông báo mẫu con dấu với Sở kế hoạch và đầu tư.
Doanh nghiệp kiểm tra thông tin mẫu dấu được đăng tải tại trang web dangkykinhdoanh.gov.vn