Trong nền kinh tế thị trường thì bất cứ ngành nghề gì cũng đều cạnh tranh khốc liệt và càng khó khăn khi nền kinh tế luôn có sự biến đổi. Kinh doanh thiết bị điện có thể là một hướng đi an toàn khi mặt hàng này là mặt hàng thiết yếu trong cuộc sống không ảnh quá nhiều từ nền kinh tế. Nếu bạn đang có ý tưởng thành lập công ty kinh doanh thiết bị điện thì có thể tham khảo bài viết sau của Bravolaw để biết được thủ tục pháp lý khi bắt đầu kinh doanh.
Bước 1: Luật Bravolaw tiếp nhận thông tin từ Qúy khách hàng
Những thông tin cần thiết để soạn thảo hồ sơ thành lập gồm:
- Tên doanh nghiệp: tên Tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm loại hình doanh nghiệp + tên riêng
Dựa vào nhu cầu kinh doanh và quản lý doanh nghiệp, Bravolaw sẽ tiến hành tư vấn thông tin về các loại hình doanh nghiệp và tra cứu tên miễn phí cho Qúy khách hàng tránh trường hợp không được chấp thuận do trùng tên, có dấu hiệu gây nhầm lẫn với doanh nghiệp đã đăng ký trước đó.
- Địa chỉ trụ sở doanh nghiệp: Doanh nghiệp lưu ý trụ sở doanh nghiệp không được là nhà chung cư và nhà tập thể
- Về mức vốn điều lệ: Doanh nghiệp xem xét cho phù hợp với nhu cầu kinh doanh.
Thuế môn bài áp dụng đối với doanh nghiệp thành lập trong năm 2021 như sau:
Bậc thuế | Vốn điều lệ đăng ký | Mức thuế/năm |
Bậc 1 | Trên 10 tỷ đồng | 3.000.000 đồng |
Bậc 2 | Từ 10 tỷ đồng trở xuống | 2.000.000 đồng |
Bậc 3 | Chi nhánh, địa điểm kinh doanh, tổ chức kinh tế khác | 1.000.000 đồng |
Thời điểm thành lập doanh nghiệp cũng ảnh hưởng tới mức thuế môn bài, nếu thành lập trong thời gian 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.
- Thành viên góp vốn, cổ đông sáng lập : nêu rõ tỷ lệ góp vốn kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân như: chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực ( chứng minh nhân dân có thời hạn là 15 năm)
- Người đại diện theo pháp luật: thông tin cá nhân kèm theo chức danh ( giám đốc/ tổng giám đốc, chủ tịch công ty, chủ tịch HĐQT). Trường hợp người đại diện theo pháp luật là người được doanh nghiệp thuê thì cần cung cấp thêm hợp đồng lao động và quyết định bổ nhiệm.
- Ngành nghề đăng ký kinh doanh: Doanh nghiệp có thể tham khảo tra cứu và lựa chọn ngành nghề kinh doanh cho phù hợp tại Quyết định số 337/QĐ- BKH quy định nội dung hệ thống ngành kinh tế.
Bravolaw sẽ tiến hành tư vấn cho Qúy khách hàng ngành nghề kinh doanh phù hợp với nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp và mã hóa ngành nghề theo quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp có thể tham khảo đăng ký một số mã ngành nghề sau khi ngành nghề chính là kinh doanh thiết bị điện
STT | Tên ngành | Mã ngành |
1. | Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khácChi tiết: Bán buôn máy móc, thiết bị điện, vật liệu điện (máy phát điện, động cơ điện, dây điện và thiết bị khác dùng trong mạch điện) | 4659 |
2. | Bán lẻ đồ điện gia dụng, giường, tủ, bàn, ghế và đồ nội thất tương tự, đèn và bộ đèn điện, đồ dùng gia đình khác chưa được phân vào đâu trong các cửa hàng chuyên doanh | 4759 |
3. | Sản xuất mô tơ, máy phát, biến thế điện, thiết bị phân phối và điều khiển điện | 2710 |
4. | Sản xuất pin và ắc quy | 2720 |
5. | Sản xuất dây cáp, sợi cáp quang học | 2731 |
6. | Sản xuất dây, cáp điện và điện tử khác | 2732 |
7. | Sản xuất thiết bị dây dẫn điện các loại | 2733 |
8. | Sản xuất thiết bị điện chiếu sáng | 2740 |
9. | Sản xuất đồ điện dân dụng | 2750 |
10. | Sản xuất thiết bị điện khác | 2790 |
Hồ sơ gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần);
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực sau:
- Giấy CMND, còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân;
- Giấy CN ĐKKD/Giấy CN ĐKDN đối với tổ chức (trừ trường hợp tổ chức là Bộ/UBND tỉnh, thành phố) và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức;
- Quyết định góp vốn đối với thành viên là tổ chức
- Giấy uỷ quyền cho Bravolaw thực hiện thủ tục
Bước 2: Nộp hồ sơ và nhận kết quả Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Cơ quan giải quyết: Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Thời hạn giải quyết: 04-06 ngày làm việc
Bước 3: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định.
Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin sau đây:
- Ngành, nghề kinh doanh;
- Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
Bước 4: Khắc dấu và nộp hồ sơ thông báo sử dụng mẫu dấu
Hồ sơ gồm:
- Thông báo sử dụng mẫu dấu;
- Văn bản ủy quyền cho Bravolaw
Sau khi nhận thông báo về mẫu con dấu, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cấp Thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
Bước 5: Thực hiện những thủ tục sau thành lập công ty
- Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp, thông báo tài khoản ngân hàng với Sở kế hoạch và đầu tư
Hiện nay cơ quan thuế đã ngừng tiếp nhận mẫu 08 về thông báo tài khoản ngân hàng Theo Thông tư 173/2016/TT-BTC ngày 28/10/2016. Tuy nhiên doanh nghiệp cần thông báo tài khoản ngân hàng với Sở kế hoạch và đầu tư để cập nhật lên hệ thống thông tin quốc gia về doanh nghiệp và hệ thống thuế.
- Hồ sơ thông báo tài khoản ngân hàng gồm:
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (thay đổi thông tin đăng ký thuế);
- Văn bản ủy quyền cho Bravolaw thực hiện thủ tục
- Đăng ký chữ ký số để nộp thuế điện tử và báo cáo thuế qua mạng Internet;
- Nộp tờ khai thuế môn bài và nộp thuế môn bài
- Làm biển Công ty: Doanh nghiệp bắt buộc phải treo biển tại trụ sở.
- Thông báo áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng;
- Đề nghị đặt in hóa đơn và đặt in hóa đơn.