Đăng ký bảo hộ thương hiệu

Việc đăng ký bảo hộ thương hiệu không chỉ là riêng của doanh nghiệp, mà còn là vấn đề kinh tế, vấn đề hình ảnh của cả một quốc gia. Các doanh nghiệp cần chú trọng và đầu tư hơn nữa cho vấn đề xây dựng và bảo vệ thương hiệu của DN mình. Hiện nay, những thương hiệu của Việt Nam ở nước ngoài đạt tới độ nhắc tới Việt Nam là khách hàng nghĩ ngay tới sản phẩm đó và ngược lại còn quá ít. Ngay hôm nay bạn hãy tiến hành đăng ký bảo hộ thương hiệu của mình.

Muốn đăng ký bảo hộ thương hiệu cần phải có điều kiện gì?

Muốn đăng ký thương hiệu (ĐKTH) trước hết bạn phải là một chủ thể kinh doanh hợp pháp. Tiếp đến, bạn phải thiết kế cho minh một nhãn hiệu đáp ứng hai điều kiện:

Thứ nhất: là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

Thứ hai: có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.

Ai có quyền đăng ký bảo hộ thương hiệu?

+ Tổ chức, cá nhân có quyền ĐKTH dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.

+ Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền ĐKTH cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất nếu người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.

+ Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền ĐKTH tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sán xuất, kinh doanh tại địa phương đó.

+ Tổ chúc có chúc năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền ĐKTH chúng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó.

Đăng ký bảo hộ thương hiệu bằng cách nào?

+ Quyền đăng ký nhãn hiệu: Tổ chức, cá nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam, cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài không có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nộp đơn ĐKTH thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.

+ Thủ tục đăng ký thương hiệu: Để xác lập quyền đối với thương hiệu, người yêu cầu cần nộp đơn đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền (Cục Sở hữu Trí tuệ). Đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu  bao gồm các tài liệu sau đây: Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định, tài liệu, mẫu vật, thông tin xác định nhãn hiệu cần bảo hộ (bao gồm: mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu, quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận), Giấy ủy quyền (nếu đơn nộp thông qua đại diện), Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Đăng ký bảo hộ thương hiệu
Tư vấn đăng ký bảo hộ thương hiệu miễn phí : 091 503 1169

Việc đăng ký thương hiệu không khó và được hướng dẫn rất nhiều trên internet cũng như tại Cục sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên nếu thực sự là một nhà kinh doanh với những chiến lược, thu chi rõ ràng thì việc tìm tới các đại diện sở hữu công nghiệp để sử dụng dịch vụ đăng ký thương hiệu luôn được ưu tiên.
Nếu bạn không am hiểu pháp luật, thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu. Thay vì phải mất thời gian để tìm hiểu thủ tục, tiến hành nộp đơn, theo dõi đơn…hãy liên hệ với chúng tôi để được trợ giúp với những dịch vụ tốt nhất!

ĐĂNG KÝ BẢO HỘ THƯƠNG HIỆU TẠI BRAVO:

Để đăng ký bảo hộ bản quyền cho thương hiệu của công ty bạn tại Việt Nam, bạn có thể trực tiếp làm hồ sơ, thủ tục xin đăng ký bảo hộ tại cục sở hữu trí tuệ Việt Nam. Quy trình xin đăng ký bảo hộ khá đơn giản, và chúng tôi có thể giúp bạn.

  • Tư vấn khả năng đăng ký bảo hộ của nhãn hiệu phù hợp theo quy định của pháp luật Sở hữu trí tuệ hiện hành;
  • Xác định cụ thể, chi tiết các quyền năng của chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hoá chống các hành vi xâm phạm quyền độc quyền về nhãn hiệu;
  • Tư vấn các thủ tục xác lập quyền độc quyền của chủ sở hữu đối với nhãn hiệu trong trường hợp nhãn hiệu đáp ứng các điều kiện bảo hộ của pháp luật;
  • Tra cứu thông tin nhãn hiệu hàng hoá – Dịch vụ
  • Soạn thảo hồ sơ tư vấn, hồ sơ đăng ký nhãn hiệu Hàng hoá – Dịch vụ.
  • Nộp hồ sơ tại Cục sở hữu trí tuệ.
  • Nhận thông báo trả lời thẩm định hình thức hồ sơ.
  • Giải quyết các phát sinh trong quá trình xét nghiệm hình thức;(1- 3 tháng)
  • Giải quyết phát sinh trong quá trình xét nghiệm  nội dung.(6-9 tháng)
  • Đại diện khiếu nại đơn khi bị từ chối
  • Kết hợp cùng chủ đơn nhận văn bằng bảo hộ và những tài liệu liên quan.

Ngoài ra, Bravolaw sẽ thực hiện các công việc theo uỷ quyền, chuẩn hoá hồ sơ đăng ký với cơ quan có thẩm quyền và sớm trả lời kết quả cho khách hàng.

Trân trọng và mong được hợp tác!