Phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên sinh thái, truyền thống văn hoá lịch sử. Để có được sự phát triển mạnh mẽ đó cơ chế chính sách pháp luật thông thoáng tạo điều kiện thuận lơi cho các doanh nghiệp lữ hành kinh doanh là yếu tố quan trọng. Để quý khách hàng quan tâm hiểu về điều kiện cũng như quy trình thành lập công ty lữ hành nội địa trong năm 2021 Bravolaw xin tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
- Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13;
- Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
- Luật Du lịch 09/2017/QH14
- Nghị định 168/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch
- Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL về hướng dẫn Luật Du lịch do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
Bước 1: Đăng ký thành lập doanh nghiệp
Qúy khách hàng lưu ý về ngành nghề cũng như mức vốn điều lệ khi đăng ký như sau:
- Ngành nghề đăng ký là Điều hành tua du lịch, chi tiết: Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa và Kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế. Ngoài ra, Qúy khách hàng cũng nên đăng ký những mã ngành liên quan đến du lịch như đại lý du lịch, kinh doanh lưu trú, dịch vụ hỗ trợ du lịch…Việt An sẽ tư vấn và sắp xếp mã ngành phù hợp với nhu cầu của từng khách hàng.
- Về vốn: Do điều kiện xin cấp giấy phép lữ hành nội địa yêu cầu mức ký quỹ là 100.000.000 đồng nên Qúy khách hàng cân đối để đăng ký mức vốn cao hơn, phù hợp với quy mô kinh doanh.
Hồ sơ cần chuẩn bị:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ công ty;
- Giấy chứng thực cá nhân của thành viên/cổ đông sáng lập;
- Văn bản ủy quyền;
- Các giấy tờ về chứng minh địa chỉ: Qúy khách hàng lưu ý không đăng ký địa chỉ tại chung cư và nhà tập thể theo quy định của Luật Nhà ở. Nếu đăng ký tại tòa nhà phải chứng minh địa chỉ đăng ký có chức năng kinh doanh thương mại được thể hiện tại quyết định xây dựng
Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc nộp trực tuyến tại trang web Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp ( dangkykinhdoanh.gov.vn)
Hiện nay hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội và Hồ Chí Minh được thực hiện hoàn toàn trực tuyến, thuận lợi trong việc nộp và nhận thông báo của cơ quan đăng ký kinh doanh.
Thời hạn xử lý: Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ trả lời về tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp phải sửa đổi, bổ sung sẽ thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do.
Kết quả thủ tục: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có mã số doanh nghiệp đồng thời là mã số thuế.
Lưu ý: Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, có một số nội dung doanh nghiệp cần lưu ý để thực hiện đúng thời hạn như sau:
- Khắc dấu công ty và thông báo việc sử dụng mẫu dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh;
- Làm biển treo tại trụ sở đăng ký;
- Đăng ký sử dụng chữ ký số nộp thuế điện từ và Token để nộp tờ khai thuế môn bài cũng như các tờ khai thuế đúng hạn theo quy định
- Nộp thuế môn bài trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp đăng ký kinh doanh
- Mở tài khoản ngân hàng và thông báo tài khoản với cơ quan đăng ký kinh doanh
- Phát hành hóa đơn và đăng ký hóa đơn điện tử
Bước 2: Xin cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa
Phạm vi hoạt động của kinh doanh lữ hành nội địa là phục vụ khách du lịch nội địa.
Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa
- Mức Ký quỹ tại ngân hàng là 100.000.000 đồng được thực hiện tại Ngân hàng ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động tại Việt Nam và được hưởng lãi suất theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp và ngân hàng nhận ký quỹ phù hợp với quy định của pháp luật. Tiền ký quỹ phải được duy trì trong suốt thời gian doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành.
- Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.
Lưu ý: Từ ngày 20/01/2020, Thông tư 13/2019/TT-BVHTTDL sửa đổi Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL hướng dẫn Luật Du lịch sửa đổi nội dung liên quan đến bằng cấp của người điều hành được quy định tại Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL đã được mở rộng rất nhiều, đặc biệt những Ngành, nghề, chuyên ngành có thể hiện một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành’, “hướng dẫn du lịch” do cơ sở giáo dục ở Việt Nam, nước ngoài đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp. Trường hợp bằng tốt nghiệp không thể hiện các ngành, nghề, chuyên ngành trên thì bổ sung bảng điểm tốt nghiệp hoặc phụ lục văn bằng thể hiện ngành, nghề, chuyên ngành, trong đó có một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành”, “hướng dẫn du lịch đều được chấp nhận
Hồ sơ đề nghị cấp phép gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành;
- Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành;
- Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh thẩm định và cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa cho doanh nghiệp; trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Cơ quan thực hiện:
- Sở du lịch tỉnh/thành phố cấp phép với giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa;