Thành lập công ty cần thủ tục gì?

Thành lập công ty cần thủ tục gì?

Thành lập công ty là quy trình đề nghị Phòng đăng ký kinh doanh cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp để sản xuất, kinh doanh để đi vào hoạt động. Bài viết hôm nay, Luật Bravolaw sẽ tư vấn thành lập công ty cần thủ tục gì? theo quy định mới để quý khách hàng tham khảo.

Thành lập công ty cần thực hiện những thủ tục gì?

Theo Luật Bravolaw thành lập công ty mới bạn sẽ cần thực hiện những thủ tục sau:

  • Bước 1: Thủ tục đặt cọc thuê trụ sở chính công ty để đăng ký hoạt động.
  • Bước 2: Các thành viên góp vốn họp thông qua thông tin doanh nghiệp mới và điều lệ thành lập công ty.
  • Bước 3: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh.
  • Bước 4: Khắc dấu tròn công ty.
  • Bước 5: Mở tài khoản ngân hàng của công ty.
  • Bước 6: Đăng ký chữ ký số điện tử, đăng ký hóa đơn điện tử, đăng ký khai và nộp thuế online.
  • Bước 7: Treo biển hiệu và bắt đầu vào kinh doanh tại trụ sở chính.

Công ty sau khi đi vào hoạt động sẽ có tư cách pháp nhân nên sẽ có những đặc điểm sau:

  • Tài sản công ty độc lập với tài sản của giám đốc và tài sản của thành viên góp vốn.
  • Công ty hoạt động thông qua người đại diện và xác lập giao dịch bằng con dấu tròn.
  • Công ty có nguồn vốn riêng được quản lý theo đúng quy định về Luật kế toán.
  • Công ty có nghĩa vụ khai và nộp thuế cho nhà nước trong suốt quá trình sản xuất, kinh doanh.

Thành lập công ty cần nắm những quy định gì?

Như các đặc điểm của công ty mà Luật Bravolaw đã chia sẻ, người quản lý doanh nghiệp là người đại diện để quản lý và triển khai hoạt động kinh doanh nên sẽ phải nắm được các quy định pháp luật sau:

  • Quy định của luật doanh nghiệp về tổ chức công ty, quyền và nghĩa vụ của người quản lý doanh nghiệp và thành viên góp vốn.
  • Quy định của luật lao động về bổ nhiệm cán bộ và sử dụng lao động trong sản xuất, kinh doanh.
  • Quy định của Luật quản lý thuế, Luật kế toán về quản lý tài chính doanh nghiệp.
  • Quy định của Bộ luật dân sự, Luật thương mại về hợp đồng và cách thức giao kết hợp đồng hợp pháp.

Ngoài bốn loại quy định cơ bản trên thì mỗi công ty có một lĩnh vực kinh doanh riêng, có cơ cấu tổ chức riêng, có đặc thù nội bộ riêng nên căn cứ vào từng công ty mà bạn sẽ cần nắm bắt thêm các quy định pháp luật khác. Ví dụ: Công ty bất động sản phải nắm quy định của Luật kinh doanh bất động sản, Luật đất đai, Luật nhà ở,…

Thành lập công ty cần những giấy tờ gì?

Với các thủ tục cần làm khi thành lập công ty chúng tôi liệt kê thì bạn sẽ cần những giấy tờ sau khi thành lập công ty

  • Giấy tờ chứng thực cá nhân của các thành viên góp vốn như CMTND, CCCD hoặc hộ chiếu. Đối với tổ chức thì giấy tờ của tổ chức sẽ là Giấy phép hoạt động và giấy phép kinh doanh.
  • Thông tin để đăng ký các điều kiện cần có như số điện thoại, email, địa chỉ trụ sở,…
  • Giấy tờ quyết định về tổ chức và hoạt động công ty như Điều lệ thành lập công ty, quyết định bầu và bổ nhiệm các chức danh quản lý công ty.

Nhìn chung đây đều là các giấy tờ, thông tin không khó để chuẩn bị đối với mỗi cá nhân. Điều này thể hiện sự thông thoáng của nhà nước trong việc trợ giúp đăng ký doanh nghiệp mới.

Thành lập công ty không khó nhưng điều hành công ty có dễ không?

Điều hành và quản lý doanh nghiệp là một lĩnh vực khó nếu muốn làm đúng, làm tốt. Không ai muốn thành lập công ty ra mà kinh doanh thua lỗ, thành lập xong mà không triển khai kinh doanh được nhưng thực tế chỉ 10% doanh nghiệp mới hoạt động tốt sau khi được thành lập. Có nhiều kinh nghiệm quản ký doanh nghiệp tốt chúng tôi được khách hàng chia sẻ cũng xin nêu tại đây cho mọi người tham khảo

  1. Cách một là quản lý doanh nghiệp theo đúng mô hình kinh doanh mà bạn thấy hiệu quả. Ví dụ bạn la lao động lâu năm tại một doanh nghiệp và giờ bạn tách ra mở riêng. Thời điểm đầu khi bạn chưa có nhân sự đông, thời gian thì hạn hẹp, việc cần làm thì nhiều,… bạn có thể dùng chính cách thức quản lý cũ để đưa công ty mới của mình vào hoạt động rồi tối ưu sau.
  2. Cách hai là học thêm về quản lý doanh nghiệp trước khi khởi nghiệp. Như chúng tôi đã nói, quản lý doanh nghiệp liên quan đến rất nhiều vấn đề, phải giải quyết nhiều mối quan hệ xã hội và chịu sự điều chỉnh của nhiều quy định pháp luật. Vậy nên khi chủ doanh nghiệp có sự chuẩn bị trước sẽ giúp cho việc quản lý, điều hành doanh nghiệp mới trở nên hiệu quả hơn.
  3. Cách ba là vừa làm vừa học. Cách này yêu cầu bạn phải đầu tư tối thiểu một cơ cấu quản lý doanh nghiệp để phòng tránh rủi ro, sau đó bạn sẽ vừa kinh doanh vừa học và hoàn thiện. Ví dụ bạn cần thuê đơn vị tư vấn thuế để đảm bảo chấp hành đúng quy định về thuế, phải thuê một kế toán ít kinh nghiệm để quản lý và lưu trữ chứng từ hóa đơn,…

Tư vấn thành lập công ty trọn gói

Luật Bravolaw chuyên dịch vụ tư vấn thành lập công ty trọn gói tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Chúng tôi đồng hành cùng khách hàng trong quá trình triển khai thủ tục thành lập công ty và hỗ trợ sau khi doanh nghiệp đi vào hoạt động. Điều này giúp cho chủ doanh nghiệp thành lập được một công ty chuyên nghiệp, triển khai kinh doanh không bị vướng mắc và phòng tránh được nhiều rủi ro trong sai phạm về thuế, kế toán.

Bài viết trên là những chia sẻ chi tiết của Luật Bravolaw về thành lập doanh nghiệp hiện nay hy vọng sẽ hữu ích cho các chủ doanh nghiệp mới. Quý khách hàng có nhu cầu thuê dịch vụ thành lập doanh nghiệp uy tín, ngay hôm nay hãy liên hệ với chúng tôi theo số 1900 6296.