Trong cuộc sống hằng ngày, khi thực hiện một công việc nào đó nhưng vì những lý do khách quan bạn không thể trực tiếp thực hiện được nên phải nhờ người khác nhân danh bạn thực hiện thay, đây được gọi là ủy quyền. Để hoạt động ủy quyền đảm bảo đúng quy định pháp luật thì ủy quyền nên được xác lập bằng văn bản: giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền. Bài viết dưới Luật Bravolaw đây sẽ hướng dẫn cách làm giấy ủy quyền đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Giấy ủy quyền được hiểu như thế nào?
Văn bản pháp luật hiện hành không có quy định về thuật ngữ “giấy ủy quyền” mà chỉ được thừa nhận trong thực tế. Giấy ủy quyền là một văn bản pháp lý trong đó bên ủy quyền đơn phương giao cho bên nhận ủy quyền thực hiện một hoặc nhiều công việc trong phạm vi quy định tại Giấy ủy quyền; còn bên nhận ủy quyền có quyền tiếp nhận hoặc từ chối thực hiện.
Đặc điểm của giấy ủy quyền như thế nào?
Giấy ủy quyền có những đặc điểm cần chú ý như sau:
- Là hành vi ủy quyền đơn phương của bên ủy quyền. Được lập và ký bởi người ủy quyền
- Không đòi hỏi bên nhận ủy quyền phải đồng ý và không có giá trị bắt buộc bên nhận ủy quyền phải thực hiện các công việc ghi trong giấy.
- Không quy định quyền và nghĩa vụ các bên
- Bên nhận ủy quyền không thực hiện công việc theo cam kết thì bên ủy quyền cũng không có quyền yêu cầu bên nhận ủy quyền phải thực hiện, kể cả việc bồi thường thiệt hại, nếu có.
- Thời hạn ủy quyền do người ủy quyền quy định hoặc do pháp luật quy định.
Lưu ý: Trường hợp lập Giấy ủy quyền nhưng lại có sự tham gia của cả bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền. Trường hợp này về hình thức là giấy ủy quyền nhưng về bản chất là Hợp đồng ủy quyền. Nếu có tranh chấp, pháp luật sẽ áp dụng các quy định về hợp đồng ủy quyền để giải quyết.
Đọc thêm: Tư vấn thành lập công ty tại hà nội
Làm giấy ủy quyền đăng ký thành lập doanh nghiệp ra sao?
Giấy ủy quyền đăng ký thành lập doanh nghiệp được bày trang trọng tương tự các loại đơn từ và giấy tờ khác, bao gồm các thành phần quốc hiệu, tên loại giấy tờ, nội dung trình bày….
Quốc hiệu tiêu ngữ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Tên loại giấy tờ: (GIẤY ỦY QUYỀN + sự việc mà bạn muốn ủy quyền)
Bên ủy quyền: (Họ và tên, sinh năm, số CMND, Hộ khẩu thường trú)
Bên nhận ủy quyền: (Họ và tên, sinh năm, số CMND, Hộ khẩu thường trú)
Nội dung ủy quyền:
Trình bày toàn bộ nội dung vụ việc ủy quyền, ghi rõ giấy uy quyền này có giá trị từ ngày …. đến ngày …..
Lưu ý:
- Phạm vi ủy quyền của Giấy ủy quyền này chỉ giới hạn trong việc nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp và nhận kết quả tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Bên ủy quyền thuộc đối tượng được thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
- Bên ủy quyền có nhu cầu thuê cá nhân, tổ chức khác thực hiện các thủ tục thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
- Bên nhận ủy quyền là cá nhân, tổ chức có khả năng thực hiện việc đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Mong rằng bài viết trên của chúng tôi đã giúp bạn có thêm thông tin về hướng dẫn cách làm giấy ủy quyền đăng ký thành lập doanh nghiệp. Chúng tôi luôn sẵn sàng để giải đáp cho bạn. Liên hệ với chúng tôi Luật Bravolaw theo Hotline: 1900 6296 để nhận được tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc của doanh nghiệp.