Việt Nam được xem là một “quốc gia khởi nghiệp” khi mà số lượng người trẻ thành lập công ty với mật độ vô cùng lớn. Tuy nhiên, thực tế số công ty tồn tại và thành công chỉ chiếm khoảng 1% số lượng công ty được thành lập ban đầu. Vậy những khó khăn khi thành lập công ty là gì? mà phần lớn các doanh nghiệp lại dừng chân ở ngay bước đầu. Hãy để Luật Bravolaw giúp bạn giải bài toán khó khăn qua bài viết dưới đây nhé.
Những khó khăn thường gặp của các doanh nghiệp khi mới thành lập
Startup khởi nghiệp ban đầu gặp vô vàn những khó khăn để có thể duy trì hoạt động kinh doanh có lãi của mình. Với kinh nghiệm thành lập công ty cho rất nhiều các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau chúng tôi có rất nhiều câu chuyện, nhiều bài học được đúc kết từ thực tế. Hãy cùng chúng tôi điểm qua những khó khăn mà các startup gặp phải trong bước đường khởi nghiệp.
1. Khó khăn về ý tưởng và kế hoạch hoạt động kinh doanh.
Có rất nhiều các ý tưởng kinh doanh được đưa ra để hiện thực hóa ước mơ khởi nghiệp. Khó khăn không nằm ở chỗ là không có ý tưởng mà khó khăn lại nằm ở chỗ tính khả thi của một ý tưởng kinh doanh. Có rất nhiều người kỳ vọng rất lớn ở các ý tưởng kinh doanh của mình nhưng khi hiện thực hóa ý tưởng đó lại không dễ dàng và không hề phù hợp với thực tế. Kết quả là doanh nghiệp thất bại ngay từ bước đầu.
Cũng có những ý tưởng kinh doanh dù rất khả thi và phù hợp với thực tế. Tuy nhiên lại thất bại vì kế hoạch kinh doanh không khả thi. Một kế hoạch kinh doanh chi tiết cũng giúp doanh nghiệp rất nhiều trong việc hiện thực hóa những ý tưởng kinh doanh khả thi. Thực tế, không ít doanh nghiệp thất bại dù có ý tưởng tuyệt vời và cũng không ít doanh nghiệp thành công với những ý tưởng đã cũ. Như vậy, ngoài trừ tầm quan trọng của ý tưởng kinh doanh, chủ doanh nghiệp cũng cần có được một chiến lược, một kế hoạch kinh doanh khả thi.
Xem thêm bài viết: Dịch vụ thành lập công ty mới
2. Khó khăn về nguồn vốn
Trước khi đi vào hoạt động kinh doanh, chủ doanh nghiệp cần chuẩn bị sẵn một nguồn vốn đủ để duy trì hoạt động ban đầu của doanh nghiệp hoặc kêu gọi được nguồn đầu tư vào hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, khi đi vào vận hành thực tế, có rất nhiều chi phí phát sinh vượt khỏi tầm kiểm soát của doanh nghiệp. Các chi phí thuê văn phòng, trang thiết bị, nguồn nguyên liệu, chi phí nguồn nhân lực, các khoản thuế… cùng với những biến động về giá cả trong thời buổi bất ổn về kinh tế khiến chủ doanh nghiệp không có những phương án kịp thời sẽ gặp nhiều khó khăn để công việc kinh doanh có thể duy trì và phát triển. Chưa kể, năm 2020 trong thời buổi dịch bệnh, rất nhiều doanh nghiệp đã phải cầm cự những khoản chi phí khổng lồ để duy trì cho hoạt động kinh doanh không có lãi, thậm chí là phải đóng cửa với những ngành nghề không được pháp kinh doanh. Vì vậy, lời khuyên cho các doanh nghiệp là phải giảm thiểu chi phí ở mức thấp nhất khi bước đầu đi vào hoạt động. Khi việc kinh doanh đã ổn định và nguồn thu về đã đảm bảo, doanh nghiệp có thể triển khai để thực hiện các kế hoạch khác phù hợp hơn. Việc lãng phí cho dù ít những nguồn tài nguyên hoặc nguồn vốn trong thời gian dài ở bước đầu đều sẽ khiến cho doanh nghiệp mất một khoản đầu tư không đáng có.
3. Khó khăn về nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là một trong những bài toán khó của hầu hết các doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam. Lý do là bởi vì các lao động tay nghề cao thông thường rất ít khi lựa chọn các doanh nghiệp nhỏ để làm việc và gắn bó vì tâm lý mong muốn được làm việc cho các “tập đoản”, các công ty lớn. Các doanh nghiệp nhỏ thường chỉ có thể lựa chọn các lao động chưa có kinh nghiệm và thực hiện đào tạo nguồn nhân lực này. Việc này làm giảm các chi phí về tiền lương, nhưng lại gây ra những tốn kém về chi phí đào tạo. Việc giữ chân các lao động sau khi được đào tạo đòi hỏi chủ doanh nghiệp cũng cần có chiến lược đúng đắn về văn hóa, mắc lương phù hợp, các chế độ khác. Vì con người chính là yếu tố quyết định đến thành công của một doanh nghiệp. Những lao động tay nghề thấp sớm muộn cũng sẽ giảm đi uy tín và mức độ hài lòng của khách hàng đối với doanh nghiệp. Lời khuyên cho các doanh nghiệp là cần có những lựa chọn phù hợp trong việc tìm kiếm và giữ chân lao động. Những vị trí không cần yêu cầu kinh nghiệm hoặc tay nghề, doanh nghiệp có thể lựa chọn các lao động vừa phải nhằm giảm các chi phí về tiền lương, chế độ… Nhưng với những vị trí quan trọng, doanh nghiệp nên sẵn sàng tốn khoản chi phí tốt để có thể tuyển được các lao động tay nghề cao nhằm nâng cao uy tín cho doanh nghiệp. Đồng thời doanh nghiệp cũng cần duy trì văn hóa doanh nghiệp để giữ chân các lao động có tay nghề gắn bó và cống hiến hết sức mình cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp.
Xem thêm: Các bước thành lập công ty
4. Khó khăn về vấn đề quản lý
Khó khăn cuối cùng của doanh nghiệp là vấn đề quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh cũng như quản lý con người của doanh nghiệp. Cả chủ doanh nghiệp cũng như các vị trí quản lý trong doanh nghiệp cũng cần có trình độ, kỹ năng quản lý mới có thể duy trì hiệu quả và năng suất ở mức cao nhất. Lời khuyên là khi đã đi vào ổn định, chủ doanh nghiệp và các quản lý trong công ty nên tham gia các khóa học, tham gia các buổi tập huấn đào tạo nâng cao kỹ năng quản lý cũng như luôn tích lũy những kinh nghiệm, bài học để điều hành doanh nghiệp hiệu quả.
Trên đây là bài chia sẻ về “Những khó khăn khi thành lập công ty” của Luật Bravolaw. Hy vọng những chia sẻ này sẽ hữu ích với những ai đang mong muốn thành lập doanh nghiệp và khởi nghiệp kinh doanh. Hãy liên hệ với chúng tôi theo Hotline: 1900 6296 nếu bạn cần hỗ trợ hoặc giải đáp thắc mắc về vấn đề tư vấn thành lập công ty miễn phí hay đơn giản là các kinh nghiệm thành lập công ty nhé!