Thay đổi đăng ký kinh doanh công ty cổ phần

Trong những năm qua, doanh nghiệp thành lập mới tăng lên nhanh chóng, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế cả nước và các địa phương. Đặc biệt là loại hình công ty cổ phần được các nhà đầu tư ưu tiên lựa chọn hơn cả bởi cơ cấu vốn hết sức linh hoạt tạo điều kiện nhiều người cùng góp vốn vào công ty, giúp hạn chế rủi ro trong kinh doanh.

Để đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp tìm hiểu thông tin khi có nhu cầu thay đổi đăng ký kinh doanh, Luật Bravolaw gửi tới Qúy khách hàng những lưu ý quan trọng sau:

Bài viết mới:

Cơ sở pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp 2014;
  • Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, được sửa đổi bổ sung bằng Nghị định 108/2018/NĐ-CP
  1. Vấn đề chuyển nhượng vốn

Nghị định 108/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 10/10/2018 đã có bước thay đổi quan trọng về thủ tục thông báo thay đổi đăng ký kinh doanh liên quan đến chuyển nhượng vốn của  cổ đông sáng lập cũng như cổ đông thường, cụ thể:

  • Giao dịch chuyển nhượng vốn giữa các cổ đông trong công ty hoặc giữa cổ đông công ty với cá nhân, tổ chức không phải cổ đông đều không phải thông báo thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh. Doanh nghiệp cũng cần lưu ý các cổ đông phải góp đủ số vốn đã đăng ký mua thì mới có quyền chuyển nhượng cho người khác.

Như vậy việc chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập sẽ được ghi nhận trên hồ sơ nội bộ của công ty, tương tự đối với các cổ đông phổ thông trước đây  nhưng doanh nghiệp vẫn phải làm thủ tục kê khai, nộp thuế thu nhập chuyển nhượng do chuyển nhượng cổ phần với thuế suất 0,1% kể cả khi chuyển nhượng không có lãi (áp dụng theo hình thức chuyển nhượng chứng khoán).

Sau khi chuyển nhượng vốn góp/cổ phần doanh nghiệp cần tiến hành kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhận cho người chuyển nhượng trong vòng 10 ngày kể từ ngày ký hợp đồng chuyển nhượng.

  • Nếu tại Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định thay đổi thông tin cổ đông sáng lập do cổ đông sáng lập chuyển nhượng cổ phần phải thực hiện thông báo thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh trong vòng 10 ngày kể từ ngày có sự thay đổi thì Nghị định 108 sửa đổi đã bỏ quy định trên, thay vào đó việc thông báo thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập với Phòng Đăng ký kinh doanh chỉ thực hiện trong trường hợp cổ đông sáng lập chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua theo quy định tại Khoản 1 Điều 112 Luật doanh nghiệp. Cổ đông sáng lập chưa thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua sẽ đương nhiên không còn là cổ đông công ty theo quy định tại điểm a Khoản 3 Điều 112 Luật doanh nghiệp và bị xóa tên khỏi Danh sách cổ đông sáng lập của công ty.

Doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện thông báo thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua theo quy định tại Khoản 1 Điều 112 Luật doanh nghiệp. Trường hợp có thay đổi mà doanh nghiệp không thông báo thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.

  1. Vấn đề thay đổi vốn điều lệ (bao gồm tăng vốn điều lệ và giảm vốn điều lệ)

Thủ tục tăng vốn điều lệ công ty

Theo Điều 122 Luật Doanh nghiệp , trong quá trình hoạt động công ty cổ phần có thể tăng vốn điều lệ bằng cách chào bán cổ phần.

Chào bán cổ phần là việc công ty tăng thêm số lượng cổ phần được quyền chào bán và bán các cổ phần đó.

Việc chào bán cổ phần được thực hiện theo 3 hình thức sau:

  • Chào bán cho các cổ đông hiện hữu;
  • Chào bán cổ phần riêng lẻ.
  • Chào bán ra công chúng;

Việc chào bán cổ phần ra công chúng, chào bán cổ phần của công ty cổ phần niêm yết và đại chúng thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

  • Thủ tục chào bán cổ phần riêng lẻ theo Điều 123 Luật Doanh nghiệp

Bước 1: Công ty thông qua Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông về chào bán cổ phần riêng lẻ và Phương án chào bán cổ phần riêng lẻ.

Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định chào bán cổ phần riêng lẻ, công ty phải thông báo việc chào bán cổ phần riêng lẻ với Cơ quan đăng ký kinh doanh. Công ty có quyền bán cổ phần sau 05 ngày làm việc, kể từ ngày gửi thông báo mà không nhận được ý kiến phản đối của Cơ quan đăng ký kinh doanh

Bước 3: Thực hiện đăng ký thay đổi vốn điều lệ với cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành đợt bán cổ phần.

  • Thủ tục chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu theo Điều 124 Luật Doanh nghiệp

Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu là trường hợp công ty tăng thêm số lượng cổ phần được quyền chào bán và bán toàn bộ số cổ phần đó cho tất cả cổ đông theo tỷ lệ cổ phần hiện có của họ tại công ty. Trình tự tiến hành như sau:

Bước 1: Thông báo bằng văn bản đến các cổ đông chậm nhất 15 ngày trước ngày kết thúc thời hạn đăng ký mua cổ phần kèm theo thông báo phải có mẫu phiếu đăng ký mua cổ phần do công ty phát hành. Trường hợp phiếu đăng ký mua cổ phần không được gửi về công ty đúng hạn như thông báo thì cổ đông có liên quan coi như đã không nhận quyền ưu tiên mua;

Bước 2: Cổ đông có quyền chuyển quyền ưu tiên mua cổ phần của mình cho người khác.

Trường hợp số lượng cổ phần dự kiến chào bán không được cổ đông và người nhận chuyển quyền ưu tiên mua đăng ký mua hết thì Hội đồng quản trị có quyền bán số cổ phần được quyền chào bán còn lại đó cho cổ đông của công ty hoặc người khác.

Bước 3: Sau khi cổ phần được thanh toán đầy đủ, công ty phải phát hành và trao cổ phiếu cho người mua. Công ty có thể bán cổ phần mà không trao cổ phiếu.

Lưu ý:

Nếu có nhu cầu tăng vốn điều lệ đồng thời có thêm cổ đông mới góp vốn thì không thực hiện song song thủ tục (trừ trường hợp làm thủ tục chào bán cổ phần riêng lẻ). Doanh nghiệp chuyển nhượng cổ phần (một phần nhỏ) sau khi có cổ đông mới, thực hiện tăng vốn điều lệ sau.

Thủ tục giảm vốn điều lệ công ty

Công ty cổ phần được giảm vốn điều lệ trong 03 trường hợp như sau:

  • Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho cổ đông;
  • Công ty mua lại cổ phần đã phát hành quy định tại Điều 129 và Điều 130 của Luật Doanh nghiệp;
  • Vốn điều lệ không được các cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định.

Thực tế, doanh nghiệp giảm vốn theo hình thức hoàn trả việc giảm vốn điều lệ trong trường hợp công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông được thực hiện nhiều hơn cả.

Lưu ý:  Quy định mới khi nộp hồ sơ giảm vốn doanh nghiệp sẽ không phải nộp báo cáo tài chính, tuy nhiên doanh nghiệp vẫn phải căn cứ theo báo cáo tài chính tại thời điểm giảm vốn và cam kết bảo đảm thanh toán đủ các Khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác sau khi giảm vốn.

  1. Vấn đề thay đổi khác như tên doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật, địa chỉ trụ sở chính

Thủ tục thay đổi tên doanh nghiệp

Khi doanh nghiệp thay đổi tên công ty thì doanh nghiệp ngoài việc thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp doanh nghiệp còn phải thực hiện thủ tục thay đổi con dấu pháp nhân của doanh nghiệp, thay đổi thông tin trên hóa đơn , thông báo việc thay đổi với các cơ quan liên quan như: thuế, ngân hàng, bảo hiểm, đối tác và các cơ quan quản lý chuyên

Thủ tục thay đổi trụ sở chính của doanh nghiệp

Khi thay đổi trụ sở chính cùng quận thì doanh nghiệp chỉ cần nộp hồ sơ thông báo thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh. Trường hợp thay đổi trụ sở khác quận doanh nghiệp cần thực hiện theo 02 bước:

Bước 1: Xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế tại chi cục thuế cũ

Bước 2: Nộp hồ sơ thay đổi tại cơ quan đăng ký kinh doanh

Thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp không được đồng thời thay đổi người đại diện theo pháp luật mà phải tách thành 02 hồ sơ chuyển đổi trước sau đó thay đổi người đại diện hoặc ngược lại.

Mọi thông tin chi tiết liên quan đến thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh công ty cổ phần, Quý khách hàng vui lòng liên hệ công ty Luật Bravolaw để được tư vấn chi tiết nhất.