Tư vấn hướng dẫn cách ghi nhãn hiệu hàng hóa

Cach-ghi-nhan-hieu-hang-hoa-bravolaw
Tư vấn hướng dẫn ghi nhãn hiệu hàng hóa lên sản phẩm

Nhãn hiệu hàng hóa là một trong những dấu hiệu giúp người tiêu dùng có thể nhận biết được nguồn gốc, xuất xứ và loại sản phẩm được bày bán và lưu hành trên thị trường. Do vậy, pháp luật đưa ra những quy định rõ ràng về cách thức gắn nhãn mác sản phẩm đối với từng đối tượng cụ thể: hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa lưu thông trong nước sẽ có cách thức thể hiện, màu sắc và ngôn ngữ trình bày nhãn hiệu khác nhau.

Trong bài viết này, BRAVOLAW xin cung cấp một số quy định của pháp luật về cách ghi nhãn hiệu hàng hóa.

Căn cứ quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP của Chính Phủ về Nhãn hàng hóa cho tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa lưu thông tại thị trường Việt Nam và hàng hóa nhập khẩu.

Các hàng hóa không bắt buộc phải ghi nhãn hiệu hàng hóa:

– Bất động sản;
– Hàng hóa tạm nhập tái xuất; hàng hóa tạm nhập để tham gia hội chợ, triển lãm sau đó tái xuất; hàng hóa quá cảnh, hàng hóa chuyển khẩu; hàng hóa trung chuyển;
– Hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh; tài sản di chuyển;
– Hàng hóa bị tịch thu bán đấu giá;
– Hàng hóa là thực phẩm tươi, sống, thực phẩm chế biến không có bao bì và bán trực tiếp cho người tiêu dùng;
– Hàng hóa là nhiên liệu, nguyên liệu (nông sản, thủy sản, khoáng sản), vật liệu xây dựng (gạch, ngói, vôi, cát, đá, sỏi, xi măng, đất màu, vữa, hỗn hợp bê tông thương phẩm), phế liệu (trong sản xuất, kinh doanh) không có bao bì và bán trực tiếp cho người tiêu dùng;
– Hàng hóa là xăng dầu, khí chất lỏng, xi măng rời không có bao bì thương phẩm đựng trong container, xi tec;
– Hàng hóa đã qua sử dụng;
– Hàng hóa xuất khẩu không tiêu thụ nội địa;
– Hàng hóa thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng; hàng hóa là chất phóng xạ, hàng hóa sử dụng trong trường hợp khẩn cấp nhằm khắc phục thiên tai, dịch bệnh; phương tiện giao thông đường sắt, đường thủy, đường không.

Cach-ghi-nhan-hieu-hang-hoa-bravolaw
Tư vấn hướng dẫn ghi nhãn hiệu hàng hóa lên sản phẩm

Vị trí nhãn hàng hóa

– Nhãn hàng hóa phải được thể hiện trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết một cách dễ dàng, đầy đủ tất cả các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hóa.
– Trường hợp không được hoặc không thể mở bao bì ngoài thì trên bao bì ngoài phải có nhãn và nhãn phải trình bày đầy đủ nội dung bắt buộc.

Xem thêm:

Nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa

Nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau:
– Tên hàng hóa;
– Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
– Xuất xứ hàng hóa;
– Các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa.

Các nội dung khác thể hiện trên nhãn hàng hóa

– Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa được thể hiện mã số, mã vạch, dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và những nội dung khác (nếu có). Những nội dung thể hiện thêm không được trái với pháp luật và phải bảo đảm trung thực, chính xác, phản ánh đúng bản chất của hàng hóa, không che khuất, không làm sai lệch những nội dung bắt buộc trên nhãn.
– Nhãn hàng hóa không được thể hiện những hình ảnh, nội dung liên quan đến tranh chấp chủ quyền và các nội dung nhạy cảm khác có thể gây ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, kinh tế, xã hội, quan hệ ngoại giao và thuần phong mỹ tục của Việt Nam.